Truy cập nội dung luôn

THANH TRA CHÍNH PHỦ

The Government Inspectorate of Vietnam

Họp phê duyệt thuyết minh đề tài khoa học cấp Bộ năm 2016

07/04/2016

Ngày 07/4/2016, TTCP tổ chức Hội nghị thuyết minh đề tài khoa học cấp bộ “Xung đột lợi ích và phòng ngừa xung đột lợi ích trong hoạt động công vụ tại Việt Nam – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”do TS. Lê Thị Huệ làm chủ nhiệm và “Vai trò của cơ quan thanh tra trong phát hiện, xử lý tham nhũng” do Th.S Phạm Thị Thu Hiền làm chủ nhiệm. Tiến sỹ Nguyễn Văn Thanh, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ làm Chủ tịch Hội đồng.

Theo chủ nhiệm đề tài, phòng ngừa xung đột lợi ích và hoạt động công vụ luôn gắn liền với nhau, hoạt động công vụ thể hiện trực tiếp nhất mối quan hệ giữa nhà nước và xã hội trong thực hiện chức năng quản lý, nên có thể nói, hoạt động công vụ tác động trực tiếp nhất và thường xuyên nhất đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân….

Tại Việt Nam, pháp luật chưa đưa ra một khái niệm chính thức về xung đột lợi ích, phòng ngừa xung đột lợi ích mà bước đầu chỉ ghi nhận và đưa ra các biện pháp giải quyết các tình huống xung đột lợi ích cụ thể, liên quan đến việc tặng quà và nhận quà tặng; có hành vi hoặc ra quyết định có lợi cho cá nhân hoặc người dân của người thực hiện hành vi, ra quyết định; đầu tư và chia sẻ lợi ích với doanh nghiệp và sử dụng lợi thế thông tin có được từ vị trí công tác. Luật PCTN đã có một số quy định để phòng ngừa, kiểm soát những tình huống xung đột lợi ích nhằm phòng ngừa TN. Tuy nhiên, các giải pháp phòng ngừa xung đột không chỉ nhằm PCTN mà ở một phạm vi rộng hơn, phòng ngừa, kiểm soát xung đột lợi ích, đảm bảo tính liên chính đề cao trách nhiệm giải trình, minh bạch trong hoạt động công vụ.

Đóng góp ý kiến cho đề tài này, các thành viên hội đồng cơ bản đồng với nội dung thuyết minh đề tài, nội dung hợp lý, đề tài chưa được nghiên cứu rộng rãi, nên yêu cầu chủ nhiệm đề tài cần nghiên cứu rộng hơn, cần bổ sung một số vấn đề liên quan đến thể chế khung pháp lý đến xung đột lợi ích. Xung đột lợi ích còn ở phương diện tác hại đến môi trường kinh doanh hiện nay, ảnh hưởng đến tính minh bạch, cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.

Theo đề tài “Vai trò của cơ quan thanh tra trong phát hiện, xử lý tham nhũng”, cơ quan thanh tra nhà nước đóng vai trò quan trọng trong công tác PCTN, đặc biệt là phát hiện, xử lý tham nhũng, thể hiện qua chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại các văn bản pháp luật, cũng như đóng góp từ thực tiễn hoạt động của ngành . Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, việc phát hiện, xử lý tham nhũng của cơ quan thanh tra là những khâu còn yếu ngay từ các quy định của pháp luật cho đến việc tổ chức, công vụ, thẩm quyền chưa thực sự khoa học và hiểu quả, thực sự phát huy được vai trò của cơ quan thanh tra trong mảng công tác này.

Theo chủ nhiệm, 5 năm qua, ngành thanh tra mặc dù đã đạt được nhiều kết quả trong công tác PCTN, tuy nhiên, công tác phát hiện, xử lý tham nhũng vẫn còn có những tồn tại, hạn chế. Vì vậy, việc triển khai đề tài này là rất cấp thiết, có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định rõ vai trò, trách nhiệm của cơ quan thanh tra trong phát hiện, xử lý tham nhũng.

Các thành viên hội đồng cơ bản đồng ý với nội dung thuyết minh của chủ nhiệm đề tài. Tuy nhiên, tên gọi đề tài chỉ đề cập đến “vai trò” là hơi hẹp, bên cạnh đó, đề tài tách thực trạng pháp luật và phát hiện xử lý thành hai nhóm nội dung là không cần thiết, đề xuất nghiên cứu chung trong một phần của đề tài; tập trung nghiên cứu thêm các nội dung bên cạnh vai trò là chức năng, thẩm quyền, nhiệm vụ của cơ quan thanh tra trong phát hiện, xử lý tham nhũng.

Trên cơ sở đó, Hội đồng thống nhất 2 đề tài được phép nghiên cứu./.


VIDEO