Truy cập nội dung luôn

THANH TRA CHÍNH PHỦ

The Government Inspectorate of Vietnam

Họp lấy ý kiến hoàn thiện Dự thảo Luật Tố cáo (sửa đổi)

14/09/2017

Ngày 14/9, tại trụ sở cơ quan Thanh tra Chính phủ, Phó Tổng Thanh tra Nguyễn Văn Thanh chủ trì buổi làm việc với thành viên Tổ biên tập lấy ý kiến hoàn thiện Dự thảo Luật Tố cáo.

Tại cuộc họp, các đại biểu tập trung vào việc thảo luận một số nội dung đã được UBTVQH nêu ý kiến như: Phạm vi điều chỉnh; hình thức tố cáo; vấn đề tố cáo nặc danh; thời hiệu tố cáo; thời hạn tố cáo...

Vấn đề bảo vệ người tố cáo, đa số ý kiến cho rằng bảo vệ người TC cần phải quy định cụ thể hơn về đối tượng bảo vệ, cơ quan bảo vệ, thời hạn, trình tự thủ tục, biện pháp bảo vệ, chấm dứt biện pháp và kinh phí bảo vệ.

Về điểm dừng trong giải quyết TC, Dự thảo Chính phủ trình không quy định điểm dừng trong giải quyết TC vì trình tự thủ tục giải quyết TC không giống như giải quyết KN. TC là việc cá nhân báo cho cơ quan có thẩm quyền về những hành vi vi phạm pháp luật và cơ quan này có trách nhiệm xem xét, giải quyết, nếu việc giải quyết không khách quan, có dấu hiệu vi phạm  pháp luật hoặc hành vi vi phạm bị TC vẫn tồn tại thì TC được tiếp tục xem xét, giải quyết.

Nhìn chung, các đại biểu đều đồng ý với dự thảo Luật, tuy nhiên ở một số điều cần bổ sung các chi tiết cụ thể. Theo đại diện Bộ Công an, về thời gian giải quyết TC cần quy định cụ thể, ví dụ như 30 ngày liên tục kể từ ngày thụ lý hay là 30 ngày ngày làm việc để người thụ lý giải quyết TC cũng như người TC hiểu. Về đơn mạo danh, theo đại diện Bộ Công an ở khoản 5 Điều 20 cần chỉnh lý sửa đổi phù hợp.

Bên cạnh đó, đại biểu cũng cho rằng, nếu có điều khoản bảo vệ người TC thì cũng cần bổ sung quy chế bảo vệ người giải quyết TC và người bị TC. “Có nhiều người lợi dụng TC để TC những cán bộ, đảng viên, doanh nghiệp… đang có quy trình bổ nhiệm hoặc đang phát triển để kéo dài thời gian, đánh mất cơ hội, vì vậy, cần đảm bảo chính đáng người bị TC, áp dụng những biện pháp tạm thời để bảo vệ người bị TC”.

PV


VIDEO