Truy cập nội dung luôn

THANH TRA CHÍNH PHỦ

The Government Inspectorate of Vietnam

Hội thảo lấy ý kiến góp ý nội dung nghiên cứu đề tài khoa học cấp Bộ

13/10/2017

Ngày 13/10, tại Viện Khoa học Thanh tra, Ban Chủ nhiệm đề tài khoa học cấp Bộ “Nội dung và thực tiễn quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo” đã tổ chức hội thảo, lấy ý kiến đóng góp đối với nội dung nghiên cứu. Đề tài do tiến sĩ Nguyễn Tuấn Khanh, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Thanh tra làm chủ nhiệm. Nguyên Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Tiến Hào cùng đại diện một số bộ, ngành và cán bộ cục, vụ, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ tham dự hội thảo.

​Với mục tiêu nghiên cứu các vấn đề cơ bản nhất về lý luận và thực trạng thực hiện pháp luật hiện nay nhằm đưa ra các giải pháp, kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật về nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong bối cảnh thực hiện Chiến lược phát triển ngành Thanh tra.

Theo đó, đối tượng nghiên cứu, đề tài tập trung vào một số nội dung cụ thể như: xây dựng, bàn hành chính sách, pháp luật về công tác thanh tra, giải quyết KN,TC; lãnh đạo, chỉ đạo kiểm tra, rà soát, đôn đốc các cơ quan có thẩm quyền trong tiến hành hoạt động thanh tra, giải quyết KNTC và thực hiện các biện pháp thi hành pháp luật thanh tra, giải quyết KNTC…

Tại hội thảo, các ý kiến tập trung vào việc thảo luận các nội dung liên quan đến thực tiễn QLNN về công tác thanh tra, giải quyết KNTC. Ý kiến đại biểu cho rằng, QLNN là khái niệm rộng, vì vậy khi đánh giá nội dung cần phải nghiên cứu QLNN về thanh tra, phải xem xét lại các công đoạn từ khâu tổ chức, hoạt động thanh tra cho đến kết luận thanh tra và đánh giá cả hiệu quả của công tác QLNN về thanh tra, giải quyết KNTC.
Về vấn đề thực tiễn trong công tác này, đề tài cần đề cập đến Thông tư 03/2013/TT-TTCP nhằm thấy rõ những bất cập về QLNN của tất cả các địa phương để gắn nội dung nghiên cứu đề tài đưa ra.
Nguyên Phó Tổng Thanh tra Lê Tiến Hào cho rằng, công tác QLNN về công tác thanh tra, giải quyết KNTC chưa chú trọng, nên việc nghiên cứu đề tài này là hay và thiết thực từ mục đích đến đối tượng.

VIDEO