Truy cập nội dung luôn

THANH TRA CHÍNH PHỦ

The Government Inspectorate of Vietnam

Hội nghị trực tuyến triển khai, tập huấn Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi, bổ sung) và các Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành

25/09/2013

Ngày 25/9 tại Hà Nội, Thanh tra Chính phủ tổ chức Hội nghị triển khai, tập huấn Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi, bổ sung) và các Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành. Đồng chí Huỳnh Phong Tranh, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Tổng Thanh tra Chính phủ chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị tại điểm cầu trung tâm có các Phó tổng Thanh tra Chính phủ: Nguyễn Văn Thanh, Nguyễn Đức Hạnh, Trần Đức Lượng, Lê Tiến Hào, Ngô Văn Khánh, đại diện các ban của Đảng, các cơ quan của Quốc hội, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Tòa án nhân dân Tối cao; Kiếm toán Nhà nước; các bộ, cơ quan ngang bộ; đại diện lãnh đạo các cơ quan thuộc Chính phủ, tập đoàn kinh tế nhà nước, tổng công ty 91; đại diện lãnh đạo Thanh tra thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, Vụ Tổ chức thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cục, vụ, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ, các cơ quan thông tin, truyền thông đưa tin về hội nghị. Tại 63 điểm cầu truyền hình vệ tinh có Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố, đại diện lãnh đạo Tỉnh ủy, thành ủy, HĐND,UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh, thành phố, Ủy ban Kiểm tra, Ban Nội chính Tỉnh ủy, Thành ủy, đại diện lãnh đạo, sở, banh, ngành, UBND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố; doanh nghiệp nhà nước do tỉnh, thành phố thành lập. Toàn thể lãnh đạo, trưởng, phó phòng, thanh tra viên chính và tương đương thuộc Thanh tra tỉnh, thành phố; đại diện thanh tra một số sở, quận, huyện, thị xã nơi gần điểm cầu truyền hình của địa phương.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh nhiệt liệt chào mừng và cảm ơn sự có mặt của các vị lãnh đạo, các quý vị đại biểu đã tham dự Hội nghị. Tổng Thanh tra cho biết, Hội nghị được tổ chức trên quy mô toàn quốc nhờ sự h trợ của công nghệ, Ban tổ chức dự kiến có gần 10 nghìn người tham dự. Do đó, với gần 10 nghìn đại biểu tham dự ở mỗi cương vị lãnh đạo khác nhau, Tổng Thanh tra mong muốn, các đại biểu thể hiện vai trò, trách nhiệm và khả năng của mình để góp công sức cho công tác PCTN và công tác giải quyết KN,TC. Hội nghị đề cập 2 chủ đề lớn, hết sức phức tạp do thời gian có hạn Tổng Thanh tra đề nghị các vị đại biểu hết sức tập trung làm việc; các ý kiến phát biểu, trao đổi cần có trọng tâm, đi thẳng vào vấn đề. Nội dung nào chưa rõ thì đặt câu hỏi; thực tiễn đang gặp khó khăn, vướng mắc gì thì có thể chia sẻ, đồng thời nêu cụ thể những kiến nghị của địa phương, đơn vị.

 

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh nhiệt liệt chào mừng và cảm ơn sự có mặt của các vị lãnh đạo, các quý vị đại biểu đã tham dự Hội nghị. Tổng Thanh tra cho biết, Hội nghị được tổ chức trên quy mô toàn quốc nhờ sự h trợ của công nghệ, Ban tổ chức dự kiến có gần 10 nghìn người tham dự. Do đó, với gần 10 nghìn đại biểu tham dự ở mỗi cương vị lãnh đạo khác nhau, Tổng Thanh tra mong muốn, các đại biểu thể hiện vai trò, trách nhiệm và khả năng của mình để góp công sức cho công tác PCTN và công tác giải quyết KN,TC. Hội nghị đề cập 2 chủ đề lớn, hết sức phức tạp do thời gian có hạn Tổng Thanh tra đề nghị các vị đại biểu hết sức tập trung làm việc; các ý kiến phát biểu, trao đổi cần có trọng tâm, đi thẳng vào vấn đề. Nội dung nào chưa rõ thì đặt câu hỏi; thực tiễn đang gặp khó khăn, vướng mắc gì thì có thể chia sẻ, đồng thời nêu cụ thể những kiến nghị của địa phương, đơn vị.

Tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Thanh, Phó tổng Thanh tra Chính phủ đã giới thiệu những điểm mới của Luật PCTN và các Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết Luật PCTN. Theo đó, để đáp ứng các yêu cầu thực tiễn đặt ra và kịp thời thể chế hóa chỉ đạo của Đảng, việc sửa đổi, bổ sung Luật phòng, chống tham nhũng là cần thiết. Trên cơ sở đó, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng số 55/2005/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 01/2007/QH12 (sau đây gọi chung là Luật phòng, chống tham nhũng) đã được Quốc hội thông qua ngày 23/11/2012 tại kỳ họp thứ 4 và chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/2/2013. Để triển khai thực hiện Luật, Chính phủ đã ban hành 03 Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành, bao gồm: Nghị định số 59/2013/NĐ-CP ngày 17/6/2013 quy định chi tiết một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng - sau đây gọi chung là Nghị định 59 (thay thế Nghị định số 120/2006/NĐ-CP ngày 20/10/2006 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31/7/2013); Nghị định số 78/2013/NĐ-CP ngày 17/7/2013 về minh bạch tài sản, thu nhập - sau đây gọi chung là Nghị định 78 (thay thế Nghị định số 37/2007/NĐ-CP ngày 09/3/2007 và Nghị định số 68/2011/NĐ-CP ngày 08/8/2011 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/9/2013); Nghị định số 90/2013/NĐ-CP ngày 08/8/2013 quy định trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao và có hiệu lực kể từ ngày 30/9/2013 - gọi chung là Nghị định 90.

 

Trong đó, Luật PCTN sửa đổi có một số điểm mới và các Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành đó là: Về Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; Về hình thức và lĩnh vực thực hiện công khai, minh bạch;  Sửa đổi, bổ sung các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập; Bổ sung quy định về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng.

Cũng tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Đức Hạnh, Phó tổng Thanh tra Chính phủ trình bày Kế hoạch 2100/KH-TTCP ngày 19/9/2013, Kế hoạch tiếp tục kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài. Cụ thể, Kế hoạch đã đề ra mục đích yêu cầu đó là, tập trung kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài, hạn chế tối đa các tình huống phức tạp phát sinh; xác định kiểm tra, rà soát là nhiệm vụ thường xuyên của các cấp, các ngành, phấn đấu hàng năm giải quyết trên 90% các vụ việc; quá trình triển khai cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị. Nội dung Kế hoạch nêu rõ phương hướng giải quyết đối với các vụ việc đã kiểm tra, rà soát theo Kế hoạch 1130 của TTCP (528 vụ việc) và các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng ngoài 528 vụ việc. Đối với quá trình tổ chức thực hiện Kế hoạch yêu cầu các đơn vị phối hợp chặt chẽ với các cục, vụ, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ và các cơ quan tổ chức liên quan để bảo đảm chất lượng, hiệu quả.

11 điểm cầu đã tham gia phát biểu ý kiến tại Hội nghị đó là điểm Thừa Thiên Huế, Nam Định, Long An, Lâm Đồng, Lai Châu, Vĩnh Long, Hải Phòng, Thanh Hóa, Quảng Nam, Phú Thọ, Tiền Giang có những ý kiến phát biểu đồng thời đặt một số câu hỏi.
Ý kiến đại biểu tập trung vào một số vấn đề của công tác PCTN cụ thể, việc kê khai tài sản; hình thức công khai bản kê khai tài sản và các vướng mắc trong việc phân cấp giải quyết KN,TC. Trả lời các câu hỏi của đại biểu đồng chí Trần Đức Lượng nhấn mạnh, các quy định trong pháp luật về PCTN chỉ mang tính chất dẫn chiếu, các địa phương, đơn vị bám sát vào yêu cầu của Đảng và Nhà nước trong việc xác định trọng tâm trọng điểm đối với công tác PCTN để thực hiện; Đối với việc kê khai tài sản, Luật điều chỉnh những người thường xuyên tiếp xúc với dân (có chức vụ) do đó cần xác định rõ đối tượng chịu sự điều chỉnh; đối với công khai, kê khai tài sản là điểm mới nhưng giải pháp đã được thể hiện trong Nghị quyết Trung ương 3 khóa X, trong đó quy định có 2 hình thức công khai, giao cho người đứng đầu lựa chọn hình thức phù hợp và có hiệu quả nhất với đơn vị mình. Chú ý tới yêu cầu, công khai với đối tượng dưới một cấp. Nhận định rõ cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ là yêu cầu hết sức cần thiết trong công tác PCTN hiện nay. Thanh tra Chính phủ có đủ lực lượng để thẩm tra lại các bản báo cáo trong diện phải kê khai. Đại diện Thanh tra Bộ Nộ vụ, đại diện Thanh tra Ngân hàng Nhà nước cũng đã trả lời ngắn gọn các câu hỏi đại biểu quan tâm liên quan đến lĩnh vực ngân hàng và các văn bản, quy phạm liên quan đến việc phối hợp cũng như công tác tổ chức, bộ máy của các đơn vị thanh tra.

Tóm lược ý kiến phát biểu của các đại biểu tại các điểm cầu, Phó tổng Thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng khẳng định, sau thời gian gần 2 tiếng trao đổi, thảo luận với gần 20 lượt ý kiến trao đổi, nêu câu hỏi; các nội dung trao đổi đã phần nào làm rõ thêm các chủ đề của Hội nghị ngày hôm nay. Phó tổng Thanh tra cho biết, còn nhiều ý kiến đăng ký phát biểu do thời gian Hội nghị không còn, những câu hỏi, những ý kiến trao đổi của các đại biểu sẽ được Thanh tra Chính phủ ghi nhận để trao đổi lại với các đại biểu sau Hội nghị hoặc thể hiện trong các văn bản hướng dẫn thi hành của Thanh tra Chính phủ.

Phát biểu bế mạc Hội nghị, Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh khẳng định, Hội nghị đã hoàn thành theo chương trình dự kiến, qua ý kiến được nêu và tổng hợp tại Hội nghị, còn một số nội dung chưa đáp ứng được mong muốn của đại biểu, Tổng Thanh tra hi vọng trong quá trình làm việc thực tiễn hoặc các đơn vị gửi văn bản về TTCP, TTCP sẽ giải đáp. Khẳng định đây là Hội nghị rất quan trọng giúp chúng ta nhận thức về PCTN rõ ràng, Tổng Thanh tra đề nghị các đại biểu, các lãnh đạo, cán bộ công chức thuộc ngành thanh tra nghiên cứu kỹ các văn bản, tham mưu, giải quyết tốt công tác thuộc lĩnh vực mình quản lý. Các bộ, ngành, địa phương chủ động tham mưu các vấn đề về xác minh tài sản tăng thêm; minh bạch tài sản; các chế tài về xử lý hành vi kê khai tài sản không trung thực... Tổng Thanh tra hi vọng khi đi vào thực tiễn thực hiện Nghị định 90 (Nghị định quy định trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao) sẽ đạt được hiệu quả nhất định. Đối với các cục, vụ, đơn vị của Thanh tra Chính phủ, thực hiện tốt nhiệm vụ trong việc tham mưu đối với công tác PCTN, tích cực tuyên truyền về PCTN nhất là việc đưa PCTN vào trường học, tích cực triển khai các biện pháp phòng ngừa, chủ động trong việc kiểm tra, rà soát thực hiện pháp luật về PCTN. Các cơ quan chức năng chủ động triển khai công tác theo nhiệm vụ. Đối với công tác giải quyết KN,TC tồn đọng phức tạp, kéo dài Tổng Thanh tra cho biết, sau khi TTCP đã tổ chức triển khai tổng kết Kế hoạch 1130, TTCP ban hành kế hoạch 2100. Tổng Thanh tra đề nghị các địa phương phối hợp để tổ chức thục hiện tốt Kế hoạch 2100/KH-TTCP./.

Thanh Loan


VIDEO