Truy cập nội dung luôn

THANH TRA CHÍNH PHỦ

The Government Inspectorate of Vietnam

Cơ chế kiểm soát thu nhập phải được thể chế hóa bằng pháp luật và có chế tài xử lý nghiêm đối với những trường hợp vi phạm

10/12/2012

Được khẳng định là quan điểm quan trọng nhất để có thể kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn. Đồng thời, cũng có thể dùng các quy định của Đảng hoặc quy tắc ứng xử của các ngành, lĩnh vực để quy định vấn đề này nhưng để đảm bảo hiệu lực và nghĩa vụ thực hiện, cần phải có quy định của pháp luật về kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn. Quan điểm này được Ban chủ nhiệm Đề tài cấp Bộ “Kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn” nghiên cứu và nêu ra tại Hội nghị đánh giá, nghiệm thu cấp cơ sở đối với Đề tài do Viện Khoa học Thanh tra, Thanh tra Chính phủ tổ chức ngày 8/12. Tiến sĩ Nguyễn Quốc Hiệp, Viện trưởng, Viện Khoa học Thanh tra, làm Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu.

Đề tài đã giành Chương II để nghiên cứu thực trạng kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong đó, lấy các kết quả thống kê về thu nhập từ lương của năm 2004, 2005 để nghiên cứu. Nhưng nhấn mạnh hơn thực trạng đó là việc lấy kết quả từ cuộc khảo sát XHH do Thanh tra Chính phủ chủ trì thực hiện trong năm 2012 làm chủ đạo. Từ đó Ban chủ nhiệm Đề tài nghiên cứu quan điểm, định hướng kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn. Qua đó, đưa ra nhiều vấn đề đối với quan điểm, định hướng cụ thể: Khẳng định cơ chế kiểm soát thu nhập phải được thể chế hóa bằng pháp luật và có chế tài xử lý nghiêm đối với những trường hợp vi phạm; Kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn không cản trở gia tăng thu nhập chính đáng của họ để từ đó tạo động lực phục vụ các hoạt động công vụ tốt hơn; Phạm vi kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ quyền hạn phù hợp với khả năng, điều kiện kiểm soát, tập trung vào các loại thu nhập phát sinh liên quan đến hoạt động thực thi nhiệm vụ, công vụ, bao gồm cả thu nhập từ lương và mọi khoản thu nhập khác mà người có chức vụ, quyền hạn nhận được.v.v…
Đóng góp ý kiến đối với đề tài, đồng chí Trần Đăng Vinh, Phó Chánh Văn phòng TTCP, Phó chủ tịch Hội đồng nghiệm thu góp ý: Tính cấp thiết của Đề tài cần diễn giải thêm, nói qua vài nét tình hình thực trạng tham nhũng đang phổ biến, có nhiều biện pháp nhưng vẫn có những hạn chế nhất định. Và từ đó nêu ra nguyên nhân do đâu? Ban chủ nhiệm chọn đề tài là vấn đề khó, mang tính cấp bách, sau nhiều năm nghiên cứu nhưng chưa cơ quan nào đưa ra được Đề án nghiên cứu cho vấn đề kiểm soát tài sản thu nhập. Phương pháp nghiên cứu khoa học, đồng chí Trần Đăng Vinh đánh giá cao phương pháp nghiên cứu XHH nhưng góp thêm ý kiến đó là nên bổ sung thêm kết quả điều tra XHH về PCTN như TTCP và Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam phối hợp thực hiện và vừa đã tiến hành công bố kết quả điều tra. Nêu thêm những điểm mới và sự thành công của Đề tài và bổ sung khái niệm, bổ sung thêm ý nghĩa của Đề tài.

Thay mặt Hội đồng nghiệm thu phát biểu tại Hội nghị đồng chí Nguyễn Quốc Hiệp cho rằng, các ý kiến đóng góp là rất xác đáng, bởi mong muốn của chúng ta với vấn đề này là rất nhiều nhưng trong một phạm vi nhất định của Đề tài, yêu cầu gọn, sâu phù hợp với quá trình nghiên cứu của Đề tài. Do đó, Ban chủ nhiệm nên bổ sung thêm về phần lý luận bởi đánh giá kiểm soát thu nhập rất khó. Tăng cường thêm cơ chế và công cụ của việc kiểm soát như thông qua thuế, cơ quan tài chính, cơ quan hải quan… sau đó tìm hệ thống đánh giá, đánh giá những khối tài sản có giá trị để mang tính khả thi. Đồng chí Nguyễn Quốc Hiệp cho rằng, phân tích việc thu nhập và tài sản tuy là hai nhưng là một, bởi kiểm soát con đường hình thành cụ thể đây là kiểm soát đầu vào của tài sản. Nên yêu cầu của vấn đề cần mang tính khoa học, trong một giới hạn nhất định và cụ thể nào đó. Với 3 phiếu đạt đồng ý đạt 100% ý kiến tán thành, Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở yêu cầu Ban chủ nhiệm chỉnh sửa theo các ý kiếp góp ý để Bảo vệ Đề tài ở cấp Bộ./.

 

Thanh Loan

 


VIDEO