Truy cập nội dung luôn

THANH TRA CHÍNH PHỦ

The Government Inspectorate of Vietnam

Cần thiết phải sửa đổi, bổ sung toàn diện Luật phòng, chống tham nhũng

08/01/2015

Ngày 08/01, tại trụ sở cơ quan Thanh tra Chính phủ, thừa ủy quyền của Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng, lãnh đạo Vụ Pháp chế đã có buổi làm việc cùng đại diện Bộ Tư pháp và các đơn vị liên quan, bàn kế hoạch xây dựng thể chế 2015 của Thanh tra Chính phủ. Trong đó, trọng tâm là việc sửa đổi bổ sung Luật Phòng chống Tham nhũng và Luật Thanh tra.​

Tại buổi làm việc, đại diện Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ đã trình bày sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung Luậtphòng, chống tham nhũng 2005 (sửa đổi, bổ sung vào các năm 2007 và 2012) và sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung Luật thanh tra năm 2004 (đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2010). Trong đó, nêu một số kiến nghị cụ thể về việc sửa đổi bổ sung Luật phòng, chống tham nhũng như, việc quy định về công khai, minh bạch còn mang tính dàn trải; quy định về việc tặng quà và nhận quà tặng chưa phát huy tác dụng trên thực tế; việc sử lý trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng.v.v.
 
Góp ý kiến về việc cần thiết phải sửa đổi, bổ sung 02 Luật nêu trên, các đại biểu tập trung vào một số vấn đề như,phạm vi điều chỉnh của Luật phòng, chống tham nhũng cần được mở rộng hơn; biện pháp xử lý sau kê khai và giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm cần cụ thểnên bổ sung quy định về thẩm quyền khởi tố và điều tra ban đầu cho cơ quan Thanh tra và Kiểm toán…
 
Bên cạnh đó, các đại biểu đại diện cho Bộ Tư pháp, Văn Phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội cũng bày tỏ nhất trí cao với việc sửa đổi, bổ sung toàn diện Luật Phòng chống tham nhũng. Cho rằng việc sửa đổi Luật này là rất cần thiết, các đại biểu góp ý Thanh tra Chính phủ nên cân nhắc về thời gian, tên hồ sơ trình trình Chính phủ để tránh việc phải xin ý kiến nhiều lầncác kiến nghị cũng cần được bổ sung thêm cho rõ ràng hơn; chi tiết vai trò của người dân và báo chí cũng cần được chú trọng hơn nữa trong Luật để nâng cao hiệu quả phòng, chống tham nhũng.
Về việc sửa đổi, bổ sung Luật thanh tra, nội dung sửa đổi Luật tập trung vào viêc cần nâng cao tính hệ thống của các cơ quan thanh tra; tăng thẩm quyền cho người đứng đầu cơ quan thanh tra trong việc chỉ đạo phối hợp hoạt động giữa Thanh tra các Bộ, ngành, địa phương cũng như việc xử lý sau thanh tra. Thành lập đơn vị chống tham nhũng chuyên trách trong cơ quan Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Bộ, Thanh tra tỉnh; quy định về phối kết hợp giữa thanh tra với cấp ủy, Ủy ban kiểm tra trong Luật thanh tra để tạo cơ sở pháp lý cho việc xử lý tổ chức đảng, đảng viên vi phạm; giao thẩm quyền ký kết luận thanh tra cho Cục trưởng, Vụ trưởng và Trưởng đoan thanh tra cũng là v.v. cũng là những kiến nghị được đại diện Vụ Pháp chế nêu ra.
 
Tiếp thu ý kiến của các đại biểu tại buổi làm việc, lãnh đạo Vụ Pháp chế khẳng định, Thanh tra Chính phủ sẽ tổng hợp các ý kiến của đại biểu, tiếp tục hoàn thiện hồ sơ để sớm trình Chính phủ kế hoạch xây dựng thể chế, nhằm đáp ứng mục tiêu, yêu cầu công tác xây dựng thể chế của cơ quan Thanh tra Chính phủ trong năm 2015./.
 

Đào Phượng 


VIDEO