Truy cập nội dung luôn

THANH TRA CHÍNH PHỦ

The Government Inspectorate of Vietnam

Tỉnh ủy Bắc Giang nêu 4 kiến nghị về đấu tranh phòng, chống tham nhũng

16/04/2012

Sau5 năm (2006-2011) thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X), công tác phòng chống tham nhũng (PCTN), lãng phí trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã có những chuyển biến tích cực, nhận thức của cán bộ,đảng viên và nhân dân có sự chuyển biến.

Theo đánh giá của Tỉnhủy Bắc Giang, 5 năm qua công tác xây dựng cơ chế, định mức được các cấp, cácngành quan tâm thực hiện; các giải pháp phòng ngừa đã được các cơ quan, đơn vịtriển khai bước đầu phát huy được hiệu quả; hoạt động của các cơ quan hànhchính nhà nước ngày càng chặt chẽ, hiệu quả hơn; công tác phát hiện và xử lýtham nhũng tích cực hơn đã góp phần ổn định tình hình, phát triển kinh tế - xãhội, củng cố lòng tin của nhân dân với Đảng và chính quyền... Ban Chỉ đạo (BCĐ)PCTN tỉnh Bắc Giang đã tích cực thực hiện nhiệm vụ đôn đốc, kiểm tra côngtác PCTN, lãng phí trên địa bàn; tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền trong côngtác lãnh đạo, chỉ đạo, sơ kết, tổng kết.

Những kết quả nổi bật trong PCTN, lãng phí

Về công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt, tuyên truyền, thực hiện Nghị quyết, tỉnh đã ban hành đầy đủ các văn bản triển khai thực hiện,Kế hoạch quán triệt, Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết. Cùng vớiđó, các văn bản của Đảng, Nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng,lãng phí đã được tỉnh triển khai thực hiện nghiêm túc. Các cấp uỷ Đảng, chínhquyền và các đoàn thể nhân dân đã triển khai, quán triệt nội dung Nghị quyếtđến cán bộ, đảng viên, nhân dân gắn với thực hiện Cuộc vận động "Học tậpvà làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" với 129.796 lượt người tham dự;đã tổ chức trên 60 hội nghị phổ biến pháp luật về lĩnh vực này. Báo Bắc Giangđã tuyên truyền 1.549 tin, Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh, huyện đưa tin, phátsóng 3.892 tin, bài, phóng sự về công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí; BanTuyên giáo Tỉnh uỷ đã mở chuyên mục "Học tập và làm theo tấm gương đạo đứcHồ Chí Minh" trong Bản tin thông báo nội bộ với nhiều tin, bài, câu chuyệnvề PCTN, lãng phí.

Về phát huy tính tiền phong, gương mẫu của tổ chức đảng, đảng viên và công tác giám sát của nhândân và các cơ quan dân cử đối với công tácPCTN, lãng phí: công tác giáo dục, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cách mạng củacán bộ, đảng viên được các cấp uỷ đảng, các cơ quan, đơn vị chú ý thực hiện nêntính tiền phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên được phát huy. Kết quả phântích hằng năm đạt được năm sau cao hơn năm trước, tổ chức cơ sở đảng trong sạchvững mạnh (TSVM) năm 2007 đạt 65%, năm 2010 đạt 71,1%; đảng viên đủ tư cáchhoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2007 đạt 42,8%, năm 2010 đạt 72,4%...
Trong 5 năm qua (2006-2011), HĐND và Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã tiến hành97 cuộc giám sát; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đã tổ chức67 cuộc giám sát trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, công tác nội chính, xâydựng chính quyền góp phần đưa công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiếtkiệm, chống lãng phí đi vào chiều sâu.

Để thực hiện tốt côngtác phòng ngừa tỉnh đã triển khai, thực hiện đồng bộ có hiệu quả các giải phápnhư: xây dựng định mức, tiêu chuẩn, cải cách thủ tục hành chính; rà soát, hệthống hoá các văn bản quy phạm phục vụ quản lý kinh tế - xã hội; điều chuyểncán bộ và thi tuyển các chức danh lãnh đạo các đơn vị sự nghiệp; xử lý nghiêmtúc trách nhiệm người đứng đầu để xảy ra tham nhũng, lãng phí.  Toàn tỉnhđã thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác đối với 987 vị trí theo quy định(cấp tỉnh là 673, cấp huyện 314 cán bộ ); luân chuyển 510 lãnh đạo cấp phòng(cấp tỉnh 273, cấp huyện 237 cán bộ).
Ngoài ra, toàn tỉnh đã xem xét trách nhiệm 41 trường hợp, trong đó Tỉnh uỷ đãthi hành kỷ luật 07 cán bộ, Chủ tịch UBND tỉnh kỷ luật 03 cán bộ. Công táckiểm tra, phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng cũngluôn được các cấp ủy đảng quan tâm. Trong 5 năm, toàntỉnh đã tiến hành kiểm tra 4.173 tổ chức đảng và 16.136 đảng viên; Uỷ banKiểm tra các cấp kiểm tra 341 tổ chức đảng và 469 đảng viên khi có dấu hiệu viphạm, trong đó có 57 tổ chức đảng, 319 đảng viên vi phạm đến mức phải xử lý kỷluật; cấp uỷ các cấp đã giám sát 3.484 lượt tổ chức đảng và 5.865 đảng viên,phát hiện 41 tổ chức đảng và 81 đảng viên có vi phạm.

Bên cạnh đó, côngtác thanh tra đã triển khai 629 cuộc thanh tra kinh tế - xã hội và 91 cuộc vềPCTN; đã kiến nghị xử lý các sai phạm 85.909,2 triệu đồng và 502.864 m2đất các loại, trong đó: kiến nghị thu hồi nộp ngân sách 32.909,2 triệuđồng, yêu cầu xử lý 502.846 m2 đất các loại, kiểm điểm trách nhiệmcủa 40 tập thể, 132 cá nhân có sai phạm; chuyển 05 vụ việc xử lý về hìnhsự...

Vẫn còn tồn tại, hạnchế

Bên cạnh những kết quảnổi bật, công tác PCTN cũng được thẳng thắn thừa nhận là vẫn còn hạn chế. Trongđó, công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Nghị quyết, các văn bản phápluật về lĩnh vực này của một số cấp uỷ, chính quyền chưa thường xuyên, hiệu quảchưa cao, mới chú trọng ở nhóm cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức.

Một số cơ quan, đơn vịchậm xây dựng, triển khai thực hiện các quy định về PCTN, lãng phí; một số lĩnhvực như: quản lý ngân sách, thực hiện giải phóng mặt bằng, quản lý đất đai, cấpphép đầu tư, đầu tư xây dựng, thực hiện chính sách xã hội, khám chữa, bệnh ởmột số nơi còn buông lỏng quản lý.

Việc thực hiện các giảipháp phòng ngừa như việc thực hiện quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp,văn hoá công sở, thực hiện các định mức, tiêu chuẩn vẫn chưa đạt yêu cầu đề ra.

Nguyên nhân của nhữnghạn chế trên được Tỉnh ủy Bắc Giang phân tích là do nhận thức của một số cấpuỷ, thủ trưởng đơn vị còn chưa đầy đủ về công tác PCTN, lãng phí; chưatích cực, chủ động trong việc lãnh đạo, tổ chức thực hiện tại cơ quan, đơn vị;mặt khác, hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện Luật PCTN còn thiếu và chưa đồngbộ; một số quy định về định mức, tiêu chuẩn, chế độ, chính sách chưa phù hợp, chưatheo kịp với sự phát triển của xã hội. Tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, cơ sởvật chất, kinh phí, phương tiện làm việc của các cơ quan làm nhiệm vụ đấu tranhPCTN chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao; việc tổng kết, hướng dẫn về côngtác đấu tranh phòng ngừa tham nhũng chưa kịp thời.

5 bài học kinhnghiệm và 4 kiến nghị, đề xuất từ thực tiễn triển khai PCTN

Qua 5 năm thực hiệnNghị quyết, Tỉnh ủy Bắc Giang đã rút ra một số kinh nghiệm trong triển khaicông tác PCTN, cụ thể:

Một là, công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí cần có quyếttâm cao trong lãnh đạo, chỉ đạo với sự tham gia đồng bộ của cả hệ thống chínhtrị. Cấp uỷ, chính quyền phải đây là nhiệm vụ thường xuyên, trên cơ sở làm tốtcông tác sơ kết, tổng kết và rút ra bài học kinh nghiệm.

Hai là, trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác này phải pháthuy được vai trò tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nâng cao chấtlượng sinh hoạt, giám sát của chi bộ và thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở;người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, cán bộ, đảng viên có chức vụ phải thực hiệnđúng các quy định của Đảng và Nhà nước về PCTN, lãng phí, phát huy được dân chủvà vai trò của đoàn thể nhân dân.

Ba là, công tác PCTN, lãng phí phải gắn với việc thực hiện nhiệmvụ phát triển kinh tế - xã hội với các giải pháp cụ thể; đồng thời phải tíchcực đôn đốc, kiểm tra, phát hiện, xử lý các sai phạm, để cảnh báo, phòng ngừachung.

Bốn là, thực hiện đầy đủ, đồng bộ các giải pháp phòng ngừa thamnhũng, phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các vụ việc tham nhũng.

Năm là, Ban Chỉ đạo PCTN tỉnh phải định kỳ tổ chức hội nghị kiểmđiểm đánh giá kết quả công tác PCTN trên địa bàn; thường xuyên duy trì công tácđôn đốc, chỉ đạo, kiểm tra; duy trì tốt chế độ thông tin báo cáo, sơ kết, tổngkết đúc rút kinh nghiệm hoạt động., tham mưu với cấp ủy, chính quyền về côngtác này.

Cũng từ thực tế triểnkhai thực hiện, Tỉnh ủy Bắc Giang, BCĐ PCTN tỉnh Bắc Giang cũng nêu lên một sốkiến nghị, đề xuất với Trung ương:

Thứ nhất, đề nghị Trung ương tổng kết mô hình, chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn của Ban Chỉ đạo Trung ương, Ban Chỉ đạo cấp tỉnh và Văn phòng Ban Chỉđạo PCTN để các tổ chức này hoạt động có hiệu quả; cần thành lập BCĐ ở cấphuyện và ngành để việc lãnh đạo, chỉ đạo được đồng bộ, hiệu quả; tăng thựcquyền để BCĐ ở các cấp hoạt động hiệu quả, nhất là về phương diện chỉ đạo chốngtham nhũng và xử lý cán bộ.

Thứ hai, tiến hành đánh giá đầy đủ, toàn diện về công tác pháthiện, xử lý tham nhũng, lãng phí trong thời gian qua; qua đó, xác định phươnghướng, mục tiêu, nhiệm vụ của công tác này. Cần quy định tăng việc xử lý phạttiền và hạn chế việc cho tại ngoại, xử án treo đối với những người phạm tộitham nhũng, để tăng thêm tính răn đe và nghiêm minh của pháp luật. Tăng cườngbiên chế, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và có chính sách ưu đãi đặcthù đối với các cán bộ làm công tác phòng, chống tham nhũng. Hoàn thiện các quyđịnh về phòng, chống tham nhũng, có quy định về bảo vệ người tích cực đấu tranhphòng, chống tham nhũng, lãng phí.

Thứ ba, trong lĩnh vực xây dựng quy hoạch, kế hoạch phục vụ nhiệmvụ phát triển kinh tế - xã hội cần phải có qui định cụ thể, rõ ràng, ràng buộccác điều kiện trong việc sửa đổi, bổ sung quy hoạch, kế hoạch, nhất là về cácquy hoạch, kế hoạch liên quan đến đất đai, tài nguyên, khoáng sản, tránh việctùy tiện sửa đổi, bổ sung, nhằm phục vụ lợi ích cá nhân hoặc lợi ích nhóm đểtham nhũng, tiêu cực.

Thứ tư, cần xác định trách nhiệm của Quốc hội, HĐND các cấp trongcông tác giám sát PCTN, lãng phí; quy định rõ các tiêu chuẩn chế độ của các chứcdanh lãnh đạo các cấp, các ngành, tiến tới thực hiện chế độ khoán và thực hiệnthanh toán bằng tài khoản./.

Theo Dangcongsan.org.vn


VIDEO