Truy cập nội dung luôn

THANH TRA CHÍNH PHỦ

The Government Inspectorate of Vietnam

Thường xuyên rà soát để hạn chế phát sinh khiếu kiện phức tạp

09/08/2013

Tại Hội nghị tổng kết công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài theo Chỉ thị số 14/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Kế hoạch số 1130/KH-TTCP của Thanh tra Chính phủ khu vực các tỉnh Phía Bắc đã có nhiều ý kiến chia sẻ thêm kinh nghiệm, bài học được rút ra, những nhận định về công tác giải quyết KNTC của đại diện một số tỉnh, thành phố.

Cụ thể, Chánh Thanh tra TP Hà Nội Nguyễn Văn Tuấn Dũng cho biết: Nhận thức rõ ý nghĩa, mục tiêu của Kế hoạch 1130 của TTCP, UBND TP Hà Nội đã quyết liệt trong việc chỉ đạo các đơn vị rà soát, giải quyết dứt điểm các vụ việc tồn đọng trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với Tổ công tác của TTCP để rà soát, thống nhất phương án giải quyết dứt điểm 26 vụ việc trong danh sách 528 vụ việc KN,TC phức tạp, tồn đọng mà Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện. Bên cạnh các giải pháp tổng thế như tăng cường tuyền truyền, đối thoại với công dân, thực hiện nghiêm công tác quản lý nhà nước, thanh tra trách nhiệm việc giải quyết KN,TC, TP đã yêu cầu tập trung rà soát, thống kê, báo cáo các vụ việc KN,TC phức tạp, tồn đọng, kéo dài; xác định rõ nguyên nhân phát sinh và có kế hoạch cụ thể để tập trung giải quyết dứt điểm; Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị mà cụ thể là khi phát sinh các vụ việc KN,TC đông người, phức tạp, nhạy cảm, kép dài dư luận xã hội quan tâm, các cơ quan chức năng có ý kiến khác nhay thì Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các đơn vị, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã trực tiếp chỉ đạp, giải quyết.
 
Đặc biệt, đối với các địa bàn phức tạp, có nhiều đoàn đông người, TP đã chỉ đạo thành lập tổ công tác liên nganh do Thanh tra TP là Tổ trường cùng các đơn vị có liên quan tiến hành làm việc trực tiếp tại đơn vị để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong giải quyết KN,TC của địa phương như Tổ công tác tại quận Hà Đông. Sau khi ký biên bản thống nhất phương án giải quyết dứt điểm các vụ việc với Tổ công tác của TTCP, TP đã tổ chức hội nghị liên ngành có sự tham gia của các ban ngành, cơ quan chức năng để tạo sự đồng thuận trong cả hệ thống chính trị đối với việc giải quyết các vụ việc tồn đọng. Đồng thời, tổ chức đối thoại với công dân và ban hành các thông báo chấm dứt thụ lý giải quyết và công khai 100% kết quả giải quyết trên các phương tiện thông tin đại chúng. Qua thực hiện Kế hoạch 1130, nhiều vụ việc đã được giải quyết dứt điểm, được công dân đồng tình, ủng hộ, quyền lợi của người dân được quan tâm giải quyết.
 
Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Quốc Trung khẳng định, chính quyền “vô cảm” khiếu kiện kéo dài sẽ không chấm dứt: Các vụ việc tồn đọng, kéo dài Bộ rà soát theo 1130 đều thuộc lĩnh vực đất đai, trong khi đó chính sách pháp luật về đất đai và nhà ở lại thường xuyên thay đổi, đa số các vụ việc khiếu nại tồn đọng từ nhiều năm. Nội dung khiếu kiện phức tạp, qua nhiều ngành, nhiều cấp giải quyết, nên khi rà soát, xác định biện pháp giải quyết có địa phương còn lúng túng, sợ trách nhiệm. Qua đợt rà soát giải quyết theo KH1130, nhận thấy, đối thoại trực tiếp là việc làm rất hiệu quả, nhưng phải là người đứng đầu, người có quyền quyết định. Kinh nghiệm cho thấy, khi người đứng đầu và cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, cùng tham gia đối thoại thì khả năng thành công của buổi đối thoại sẽ rất cao. Và ngược lại người không có thẩm quyền đối thoại mà trực tiếp đối thoại với công dân thì phần lớn là đối thoại lòng vòng, né tránh, không quyết định... nên hiệu quả thấp và thậm chí làm cho người khiếu nại bức xúc thêm.
 
Bên cạnh đó, muốn hòa giải thành thì trước tiên phải có đầy đủ các chứng cứ, hồ sơ tài liệu có liên quan. Người chủ trì hòa giải phải có kinh nghiệm, trình độ và phải được các bên tin tưởng và phải đặt các bên hòa giải vào vị trí trung tâm của buổi hòa giải, tránh việc sau khi tiến hành hòa giải, tính căng thẳng giữa các bên tranh chấp càng tăng thêm. 
   
Kinh nghiệm cho thấy nếu các cấp chính quyền “vô cảm” với người khiếu nại, tố cáo và việc giải quyết chỉ để hết trách nhiệm thì tình trạng khiếu kiện kéo dài sẽ không bao giờ chấm dứt. Do vậy trong giải quyết tranh chấp, khiếu nại phải đặt mục tiêu giải quyết đúng pháp luật, có lý, có tình, có tâm, xóa bỏ tư duy về “hết thời hiệu, hết thẩm quyền” thì mới hạn chế và giảm các vụ việc phức tạp, kéo dài phát sinh.
 
Chánh Thanh tra tỉnh Thái Bình Nguyễn Cao Song mong muốn, TTCP tiếp tục quan tâm trong giải quyết KN,TC trên địa bàn tỉnh: Thời gian trước đây, Thái Bình có nhiều đoàn đông người, phức tạp gây mất trật tự nơi công cộng. Điển hình là vụ việc các hộ dân của một số phường thuộc TP Thái Bình nhiều lần tập trung thành đoàn đông người lên TP và lên tỉnh đề nghị hỗ trợ, giao đất dịch vụ hoặc đất ở bằng từ 5% đến 10% diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi…
 
Đứng trước tình hình như vậy, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã tổ chức các cuộc họp, phân tích đánh giá tình hình, bàn nhiều biện pháp tháo gỡ, giải quyết nhằm giữ ổn định tình hình an ninh, chính trị trên địa bàn tỉnh. Sau 01 năm thực hiện KH 1130, đến nay tình hình tại các địa phương trên địa bàn tỉnh đã ổn định. Quyền và lợi ích hợp pháp của người dân được bảo đảm. Nhiều bức xúc trong nhân dân đã được giải tỏa. Các hộ dân đều nhất trí với các phương án giải quyết của các cấp, các ngành, không khiếu kiện nữa. Hiện, tỉnh đang chỉ đạo các cấp, ngành tiếp tục kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài còn lại trên địa bàn tỉnh và xác định việc rà soát, giải quyết các vụ việc chưa dứt điểm.
 
Đạt được những kết quả nêu trên, là nhờ Lãnh đạo TTCP đã quan tâm trong chỉ đạo, giúp đỡ Thái Bình trong công tác giải quyết KN,TC; các đơn vị trực thuộc TTCP, nhất là Cục I, Tổ Công tác của TTCP đã phối hợp, theo dõi, rà soát nội dung từng vụ việc cụ thể và tham gia ý kiến giúp Thái Bình giải quyết các vụ việc phức tạp, tồn đọng, kéo dài. Trong thời gian tới, đề nghị TTCP tiếp tục cử tổ công tác rà soát, thống nhất biện pháp giải quyết 1 số vụ việc chưa dứt điểm; Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện sơ kết công tác thực hiện Thông báo 130; tăng cường công tác tiếp dân, giải quyết KN,TC mới phát sinh; tổ chức rà soát giải quyết các vụ việc kéo dài chưa dứt điểm.
 
Chánh Thanh tra tỉnh Phú Thọ Nguyễn Bá Tuấn  khẳng định, cần quan tâm đến quyền lợi chính đáng của người dân: KH 1130 của TTCP là một quyết sách có ý nghĩa chính trị xã hội sâu sắc tạo diễn biến cơ bản về nhận thức đối với các cấp ủy Đảng, chính quyền từ Trung ương đến cơ sở. Được dư luận đặc biệt quan tâm, nhất là sự đồng tình ủng hộ của cả hệ thống chính trị và của người dân. Số vụ việc phức tạp tồn đọng kéo dài tuy không nhiều, nhưng tính chất rất phức tạp, có biểu hiện người dân lợi dụng quyền khiếu nại để cố tinh gửi đơn thư nhiều nơi, tập trung đông người ở nơi tiếp công dân các cơ quan hành chính Nhà nước để khiếu nại, gây tình hình phức tạp. Có vụ kéo dài 15 năm, đã được Thanh tra Nhà nước trước đây ra quyết định giải quyết đến 2 lần. Ngay khi có KH 1130, Phú Thọ đã chủ động, rà soát báo cáo với TTCP, phối hợp chặt chẽ với tổ rà soát của TTCP vào cuộc một cách tích cực để xử lý giải quyết vụ việc bảo đảm tiến độ theo KH 1130 đề ra.
 
Qua thực hiện theo KH 1130, để giải quyết dứt điểm, chấm dứt khiếu nại các ngành chức năng cần phải chủ động phối hợp chặt chẽ giữa Tổ công tác của TTCP với các cấp, ngành ở địa phương, đặc biệt là phối hợp chặt chẽ giữa Thanh tra tỉnh với Tổ Công tác của TTCP. Quá trình xác minh, xem xét kết luận phải bảo đảm khách quan, đúng quy định của pháp luật. Đặc biệt, chú ý quan tâm quyền lợi chính đáng của người dân và thực hiện các chính sách hỗ trợ cho người dân. Cấp ủy, chính quyền, địa phương phải chủ động trong lãnh đạo và chỉ đạo thực hiện. 
 
Phó Chánh Thanh tra tỉnh Sơn La Lê Văn Tịnh chia sẻ, thường xuyên rà soát để hạn chế phát sinh khiếu kiện phức tạp: Sơn La không có vụ việc phức tạp, tồn đọng, kéo dài trong số 528 vụ việc theo KH 1130. Tuy nhiên, không phải như vậy là Sơn La không có vụ việc phức tạp kéo dài cần xử lý.
Theo Kế hoạch 319 của TTCP, Sơn La có 26 vụ việc phức tạp kéo dài. Trong số các vụ việc này, có nhiều vụ việc đã được giải quyết hết thẩm quyền, được nhiều ngành tham gia. Thanh tra tỉnh cũng đã thành lập 1 đoàn công tác do Lãnh đạo Thanh tra tỉnh chủ trì để rà soát, thẩm tra, xác minh. Vụ việc nào thuộc thẩm quyền của huyện thì giúp huyện giải quyết, vụ nào còn nhiều ý kiến khác thì xin ý kiến của Cục I (TTCP) xem xét giải quyết.
 
Thể hiện rõ quan điểm, nếu công dân sai, kiên quyết chấm dứt, không giải quyết, tổ chức thông báo công khai. Nếu chính quyền sai, kiên quyết đề nghị sửa, hủy bỏ quyết định đã ban hành, khôi phục quyền lợi của người khiếu nại. Vì vậy, đến nay 26/26 vụ việc đã được giải quyết dứt điểm, bảo đảm quyền lợi của người dân, chấm dứt khiếu kiện.
 
Mặc dù tình hình KN,TC trên địa bàn tỉnh Sơn La tương đối ổn định, nhưng tiềm ẩn các nguyên nhân xảy ra khiếu kiện phức tạp vẫn có thể xảy ra. Do vậy, ngành thanh tra đã tham mưu với UBND tỉnh chỉ đạo thường xuyền thực hiện rà soát để phát hiện các vụ việc phức tạp để kịp thời xử lý. Đây là việc làm thường xuyên của tỉnh Sơn La nhằm hạn chế các vụ việc khiếu kiện, phức tạp, kéo dài./.
 
 
Thanh Loan

VIDEO