Truy cập nội dung luôn

THANH TRA CHÍNH PHỦ

The Government Inspectorate of Vietnam

Hội thảo về Dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi)

13/07/2012

Vấn đề về đối tượng kê khai tài sản, thu nhập; Việc xử lý đối với tài sản, thu nhập tăng thêm không được giải trình một cách hợp lý; Quy định về tạm đình chỉ công tác hoặc tạm thời chuyển sang vị trí công tác khác đối với cán bộ, công chức, viên chức có dấu hiệu tham nhũng để phục vụ cho việc xác minh làm rõ hành vi tham nhũng… là những vấn đề cơ bản mà các đại biểu đặt lên bàn Hội thảo cho ý kiến về Dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN) (sửa đổi) diễn ra trong 2 ngày 12-13/7/2012 tại Hải phòng do Thanh tra Chính phủ (TTCP) tổ chức. Đồng chí Phó tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh chỉ trì hội thảo với sự tham dự của đại diện Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về PCTN, thanh tra các bộ, ngành và thanh tra địa phương các tỉnh phía Bắc.

hát biểu khai mạc Hội thảo, Phó tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh nhấn mạnh, bản thân công cuộc phòng, chống tham nhũng là phức tạp, đặt trong bối cảnh sửa đổi Luật theo yêu cầu của Chính phủ trong khoảng thời gian là rất ngắn. Do đó, các đại biểu cần tập trung giành thời gian thảo luận sâu các vấn đề Luật sửa đổi để TTCP tổng hợp ý kiến báo cáo Chính phủ trong phiên họp sắp tới. Bên cạnh đó, 5 năm triển khai Luật, các đơn vị đã tiến hành tổng kết Luật và quãng thời gian 5 năm đó cũng đủ để có thể đánh giá và tổng kết một số vấn đề của Luật hiện hành. Đồng chí Nguyễn Văn Thanh khẳng định, sửa Luật là việc nên làm nhưng khi áp dụng việc sửa đổi vào thực tiễn là việc không dễ, như công khai bản kê khai tài sản nơi cư trú là vấn đề khó khăn, rất cần các đại biểu cho ý kiến cụ thể về vấn đề này. Bên cạnh đó, đồng chí Thanh cho rằng, có những vấn đề là nguyên tắc thì có thể thống nhất nhưng một số vấn đề của thực tiễn đặt ra liệu đã đủ chín để tiến hành sửa Luật nên cần phải thiết kế nhiều phương án để có sự lựa chọn phù hợp với yêu cầu của thực tiễn.
Đồng chí Đỗ Gia Thư – Vụ trưởng Vụ Pháp chế TTCP phát biểu, các đại biểu nên cho ý kiến trực tiếp vào quá trình sửa đổi Luật. Nhìn lại Luật hiện hành nhiều vấn đề còn mang tính hình thức, có nhiều hạn chế, hiệu quả thực tiễn thấp, như công khai, kê khai tài sản, trách nhiệm của người đứng đầu chưa được quy định cụ thể, những vấn đề phát hiện xử lý… Luật hiện hành chưa giao cụ thể cho một đơn vị nào về phòng chống tham nhũng; sự chồng chéo; công tác báo cáo gặp nhiều lúng túng; chủ trương quan điểm của Đảng về PCTN chưa được thể hiện rõ ràng, chưa đầy đủ toàn diện. Đồng thời một số vấn đề Luật hiện hành còn chưa phù hợp với điều ước của quốc tế như vấn đề bảo vệ người tố cáo tham nhũng tuy có đề cập nhưng chưa cụ thể. Tăng cường cơ chế phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền chưa rõ. 

Đồng chí Đỗ Gia Thư khẳng định, trên đây là một số vấn đề làm căn cứ cho việc phải sửa đổi bổ sung Luật. Nguyên tắc, sửa đổi theo hướng phòng, ngừa ngăn chặn là chính, còn vấn đề cụ thể phải do luật chuyên ngành quy định, luật này không thay thế các luật chuyên ngành khác. Thứ 2 sửa đổi Luật theo yêu cầu của thực tiễn. Thứ 3 quán triệt chủ trương đường lối của Đảng và nhà nước. Thứ 4, có bước đi phù hợp với các quy định của quốc tế.

Luật lần này cũng đã kế thừa Luật hiện hành nhưng trong đó hàm chứa 50% là sửa đổi. Cụ thể sửa đổi một số vấn đề về từ ngữ trong chương quy định chung; công khai minh bạch, trách nhiệm của người cung cấp thông tin (liên quan đến vấn đề trách nhiện giải trình). Sửa đổi một số vấn đề về minh bạch tài sản thu nhập, hay trách nhiệm của người đứng đầu.v.v…

Dự thảo Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi) gồm 8 chương 109 điều, trong đó tập trung sửa đổi bổ sung một số vấn đề về phòng ngừa tham nhũng; về Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng; trách nhiệm của cơ quan báo chí; công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị; trách nhiệm của người đứng đầu. 

Phát biểu đóng góp ý kiến tại Hội thảo, các đại biểu đa số nhất trí với một số vấn đề và thống nhất với những phương án mà Ban soạn thảo dự thảo. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng đóng góp ý kiến bổ sung thêm một số nội dung như: Đối tượng kê khai tài sản thu nhập có một số vướng mắc trong vấn đề đảng viên phải kê khai tài sản, vấn đề giải trình tài sản tăng thêm (xử lý như thế nào) khi quy định chỉ xử lý các tài sản sai phạm. Vấn đề tạm đình chỉ công tác, chuyển công tác khi có dấu hiệu nếu ko có lỗi xử lý sau đó như thế nào? Các đại biểu nhất trí cho rằng chưa nên quy định việc tạm đình chỉ khi chỉ mới phát hiện. Về Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng thì hoạt động theo quy định của Đảng, không cần quy định trong Luật do đó không đưa vào Luật về vấn đề này. Chương 6 từ ngữ, vai trò trách nhiệm của xã hội nên quy định đối tượng cụ thể. Nên bỏ việc kê khai của nhóm đảng viên là nông dân hay đã nghỉ hưu; xử lý tài sản không giải trình hợp lý đồng tình theo phương án thứ 2; tạm đình chỉ công tác, chuyển vị trí công tác khi có dấu hiệu vi phạm là bất cập, nên áp dụng các biện pháp áp dụng đồng tình phương án b; quy định về Ban chỉ đạo phương án a thể hiện đúng theo kết luận của Hội nghị Trung ương 5 do đó cần phải quy định trong luật.

Một số ý kiến khác cũng cho rằng, cần suy nghĩ thêm về vấn đề công khai bản kê khai tại nơi cư trú; Kê khai tài sản, trong Luật hiện nay quy định là quá rộng cần phải theo quy định chung của Đảng và Nhà nước, vấn đề đối tượng kê khai trong Luật hiện hành không đúng theo nghị quyết Trung ương 3, loại ý kiến thứ nhất viết cũng ko đúng như (người có nghĩa vụ kê khai). Nên sửa đối tượng kê khai là người có nghĩa vụ kê khai; công khai ở nơi cư trú, kết luận của Hội nghị TW4 và TW5 nếu không quy định sẽ là thiếu sót với 2 NQTW tại thời điểm này… 

Phát biểu trao đổi tại Hội thảo, Phó tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh khẳng định, những ý kiến sâu sắc của đại biểu góp ý cho Dự thảo Luật TTCP sẽ tiếp thu để hoàn thiện. Nhưng vấn đề trung thực, minh bạch cần phải bàn thêm. Bởi vì, minh bạch và trung thực là 2 vế, do đó minh bạch và trung thực là không đồng nghĩa. Tuy nhiên, muốn minh bạch cần phải có một thủ tục nào đó kiểm chứng, sau đó công bố, nhưng nếu đánh đồng hai vấn đề này thì sẽ không chính xác. Về trách nhiệm giải trình, nhà nước hoặc cá nhân bắt buộc phải giải trình cho dân nếu muốn dân hiểu trách nhiệm của mình. 

Ngày làm việc thứ 2 dưới sự chủ trì của đồng chí Đỗ Gia Thư Hội thảo sẽ tiếp tục thảo luận cho ý kiến các vấn đề về Dự thảo Luật này./.

 

Thanh Loan


VIDEO