Truy cập nội dung luôn

THANH TRA CHÍNH PHỦ

The Government Inspectorate of Vietnam

​Hội thảo trước Đối thoại về PCTN lần thứ 12

31/10/2013

​Trong khuôn khổ các hoạt động chuẩn bị cho Đối thoại PCTN lần thứ 12, ngày 30/10/2013, Thanh tra Chính phủ, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp với Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam đồng tổ chức Hội thảo trước Đối thoại về PCTN lần thứ 12 với chủ đề " Tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp, thúc đẩy thực hiện Liêm chính trong kinh doanh tại Việt Nam.

DSC_0037.JPG
Phát biểu khai mạc của Phó tổng TTCP Nguyễn Đức Lượng nêulên kết quả nghiên cứu do TTCP phối hợp với Ngân hàng thế giới thực hiện năm2012 cho thấy, dù hầu hết các doanh nghiệp đều cho rằng tham nhũng được coi làvấn đề rất đáng quan ngại nhưng thực tế, có tới 70% số trường hợp đưa hối lộ làdo doanh nghiệp chủ động thực hiện. Cùng quan điểm trên, Đại sứ Anh AntonyStokes nhấn mạnh, tham nhũng là vấn đề lớn, doanh nghiệp vừa là nạnnhân vừa là người tham gia trong việc đưa hối lộ.  Tuy nhiên, các lýthuyết và những kinh nghiệm thực tiễn được giới thiệu tại Hội thảo củaMercedes, IBM, hay Vinamilkđã cho thấy, bên cạnh bí quyết công nghệ và các lợithế so sánh, có triết lý và văn hoá kinh doanh, trong đó liêm chính được coi làmột trong những giá trị cốt lõi.

Hội thảo là cơ hội tốt để các cơ quan quản lý, các doanhnghiệp và các bên liên quan khác có thể cùng trao đổi để đạt được sự đồng thuậnvề nhận thức trong chủ đề này. Đó là tiền đề quan trọng để các doanh nghiệpcùng hành động, góp phần tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch,phi tham nhũng hướng tới sự phát triển bền vững.

DSC_0044.JPG
Tại buổi làm việc, các đại biểu tham dự tập trung thảo luậnvà thống nhất các hoạt động trong khuôn khổ Đối thoại lần thứ 12 với các nộidung: Vai trò của doanh nghiệp trong PCTN- Chính phủ khuyến khích sự tham giacủa doanh nghiệp trong PCTN; Tham nhũng trong doanh nghiệp và tác động của nóđối với các hoạt động kinh doanh ở Việt Nam- những thách thức của doanh nghiệpkhi phải đối mặt với nạn tham nhũng; Những thách thức của doanh nghiệp khi phảiđối mặt với nạn tham nhũng trong hoạt động kinh doanh- tiếng nói từ phía doanhnghiệp; Những thuận lợi, khó khăn, thách thức và khả năng đáp ứng của hệ thốngpháp luật ở Việt Nam trong quá trình hình sự hoá hành vi tham nhũng nói chungvà trong khu vực tư nói riêng; Một số bài học kinh nghiệm từ các công ty Quốctế trong việc xây dựng và tăng cường các chính sách chống hối lộ trong nội bộvà các giao dịch với các đối tác trong chuỗi cung cấp của mình; Hành động tậpthể- Chính phủ có thể làm gì để tham gia vào hành động tập thể nhằm phòng ngừatham nhũng? Một số kinh nghiệm quốc tế- những thuận lợi, khó khăn, thách thứcvà yêu cầu thực tế khi triển khai hành động tập thể tại Việt Nam? Vai tròcủa các bên có liên quan trong quá trình triển khai hành động tập thể. 

Vai trò của doanh nghiệp trong PCTN

Ông Jim Anderson, chuyên gia cấp cao về quản trị nhà nước,Ngân hàng thế giới đã đưa ra ba xu hướng giải thích tại sao lành mạnh hoá môitrường kinh doanh đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.theo đó, ông Andersoncho rằng, tốc độ đầu tư và tăng trưởng đang suy giảm, thế giới ngày càng hiểubiết hơn về tác động của tham nhũng và cách thức hạn chế tham nhũng, cũng nhưlý do tại sao bên đưa hối lộ lại làm cho mọi việc trở nên khó khăn.
Thực trạng hối lộ của doanh nghiệptại Việt Nam
Theo nghiên cứu  "Tham nhũng, hối lộ, gian lận tronghoạt động của doanh nghiệp, thực trạng và giải pháp" của công ty Monaco,tình trạng nhũng nhiễu, gây khó khăn cho doanh nghiệp của một bộ phận cán bộcông chức là khá phổ biến, hậu quả là làm tăng chi phí, mất thời gian,giảm hiệuquả hoạt động và gây tâm lý bức xúc cho doanh nghiệp: "các nhóm lợiích" là hiện tượng không mới, nhưng rất đáng lo ngại vì đã tác độngtiêu cực, làm biến dạng các quan hệ thị trường, tạo lợi thế cạnh tranh khôngchính đáng cho "nhóm lợi ích", gây thiệt hại cho các nhóm đối tượngkhác trong xã hội; "hối lộ thương mại" cũng là một hiện tượngphổ biến trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp và doanh nghiệpnhay tìnhtrạng "xung đột lợi ích" - nguyên nhân dẫn đến tham nhũng và gian lậntrong nội bộ bước đầu được nhận diện, ...
Đáng chú ý phải kể đến kết quả Khảo sát của bàTrần Thị Lan Hương, chuyên gia về quản trị nhà nước, Ngân hàng thếgiới, chỉ rõ tham nhũng là một trong những vấn đề bức xúc nhất của xãhội: Cảnh sát giao thông, Quản lý đất đai, Hải quan, Thuế và Xây dựng là 5 ngành,lĩnh vực tham nhũng nhất theo góc nhìn của doanh nghiệp. Nhưng mặt khác, chínhdoanh nghiệp góp phần tạo ra vòng luẩn quẩn của tham nhũng hành chính. Bên cạnhđó, khảo sát cũng chỉ ra rằng các tỉnh có hiện tượng đưa hối lộ ít hơn lại cókhối doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn và ngược lại, doanh nghiệp tìm kiếmgiải pháp khác ngoài hối lộ thì kinh doanh tốt hơn. 
Các giải pháp...
Các đại biểu dự Hội thảo cũng dành nhiều thời gianthảo luận và chia sẻ những kinh nghiệm về PCTN, trong đó có đề cập đến quátrình hình sự hoá hành vi tham nhũng nói chung và trong khu vực tư nói riêng.Cụ thể có đề cập đến  hình sự hoá hành vi hối lộ quan chức nước ngoài,hình sự hoá trong khu vực tư, làm giàu bất hợp pháp, quy định pháp nhân là chủthể của hành vi tham nhũng; bảo vệ nhân chứng, người tố cáo thamnhũng; chiến lược chống tham nhũng đồng bộ; phù hợp với công ước và luậtnước ngoài và phù hợp với xu hướng xã hội hoá các lĩnh vực công. 
Cũng trong khuôn khổ các hoạt động chính của Hội thảo trước đốithoại sẽ có phiên cất vấn các doanh nghiệp..
 

Hoàng Linh​


VIDEO