Truy cập nội dung luôn

THANH TRA CHÍNH PHỦ

The Government Inspectorate of Vietnam

RSS

Khái niệm RSS

RSS ( viết tắt từ Really Simple Syndication ) là một tiêu chuẩn định dạng tài liệu dựa trên XML nhằm giúp người sử dụng dễ dàng cập nhật và tra cứu thông tin một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất bằng cách tóm lược thông tin vào trong một đoạn dữ liệu ngắn gọn, hợp chuẩn.

Dữ liệu này được các chương trình đọc tin chuyên biệt ( gọi là News reader) phân tích và hiển thị trên máy tính của người sử dụng. Trên trình đọc tin này, người sử dụng có thể thấy những tin chính mới nhất, tiêu đề, tóm tắt và cả đường link để xem toàn bộ tin.

Các kênh RSS

Tuyên Quang: Tăng cường thanh tra trách nhiệm

2012-03-07 00:00:00.0

Đó là một trong những nội dung kiến nghị của Thanh tra Chính phủ sau thanh tra trách nhiệm Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang trong việc chấp hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo (KN,TC) và phòng, chống tham nhũng (PCTN).

​Theo Thanh tra Chính phủ, trong 2 năm (2010 - 2011), tỉnh Tuyên Quang đã chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai nghiêm túc công tác tiếp dân, giải quyết KN,TC, PCTN. Nhiều vụ việc tranh chấp đất đai phát sinh tại cơ sở đã được giải quyết dứt điểm, triệt để, không để khiếu kiện kéo dài, vượt cấp.

Đặc biệt, công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về giải quyết KN,TC đối với cấp dưới luôn được coi trọng. Qua đó, đã chỉ rõ điểm mạnh và những hạn chế, góp phần nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành trong công tác giải quyết KN,TC và hạn chế tình trạng buông lỏng quản lý, sử dụng đất.

Phân loại, xử lý đơn thư còn lúng túng
Tuy nhiên, việc ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về thanh tra, giải quyết KN,TC và PCTN ở một số cơ quan, đơn vị còn hạn chế, chưa thường xuyên, nội dung còn chưa chặt chẽ.
Chất lượng thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của thủ trưởng các cấp, các ngành còn chưa cao. Một số cuộc kiểm tra còn đơn giản, chưa đề cao việc hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng cho đơn vị bị kiểm tra. Hiệu quả tổ chức, thực hiện công việc sau thanh tra còn chưa chuyển biến nhiều.
Quá trình phân loại, xử lý đơn tại một số đơn vị cơ sở còn lúng túng, chưa phân loại đúng nội dung đơn. Một số vụ KN,TC giải quyết cũng chưa bảo đảm trình tự, thủ tục, thời hạn. Cơ chế theo dõi, đôn đốc, kiểm tra kết quả thực hiện các quyết định, kết luận giải quyết khiếu nại, xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước còn chưa rõ ràng.
Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật có nội dung còn chưa sâu rộng, chất lương chưa cao. Việc củng cố, kiện toàn phòng tiếp dân tại Văn phòng UBND tỉnh theo Đề án đổi mới công tác tiếp dân còn chậm.
Thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng còn hạn chế
Trong công tác PCTN, một số đơn vị trực thuộc tỉnh đến nay chưa ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia về PCTN đến năm 2020. Việc thực hiện quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức chưa được chỉ đạo, quán triệt thường xuyên, chưa niêm yết quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp để nhân dân, cơ quan, tổ chức đến làm việc được biết và giám sát thực hiện.
Việc thực hiện chuyển đổi cán bộ, công chức còn khó khăn, các vị trí chuyển đổi còn ít, chưa xác định rõ vị trí cần chuyển đổi. Các giải pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng còn một số hạn chế như thực hiện công khai, minh bạch trong hoạt động của các đơn vị trực thuộc chưa quy định cụ thể hóa chi tiết nội dung, thời gian, phạm vi, phương thức, đối tượng phải công khai. Công tác phát hiện, xử lý các hành vi tham nhũng chưa ráo riết.
Lực lượng cán bộ thanh tra ở một số sở, huyện, thành phố chưa thật ổn định, còn thiếu về số lượng và chưa đủ mạnh về chuyên môn, thực tế, có huyện mới có 3 biên chế như huyện Lâm Bình.
Cương quyết chấn chỉnh, xử lý hành vi tham nhũng
Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang chỉ đạo các đơn vị trực thuộc kiểm điểm rút kinh nghiệm, khắc phục những hạn chế, tồn tại trong công tác tiếp dân, giải quyết KN,TC và PCTN. Tăng cường thanh tra, kiểm tra trách nhiệm đối với thủ trưởng cơ quan hành chính các cấp, các ngành.
Đồng thời tăng cường hơn nữa chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị tổ chức thực hiện Luật PCTN, trọng tâm là thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng cụ thể, thực tế và hiệu quả; tăng cường công tác tự thanh tra, kiểm tra nội bộ phát hiện và xử lý nghiêm các vụ việc tham nhũng, tiêu cực. Đối với những hành vi, vụ việc tham nhũng được phát hiện cần phải có biện pháp cương quyết chấn chỉnh, xử lý.
Đối với công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, Thanh tra Chính phủ kiến nghị cần thực hiện thường xuyên, lựa chọn hình thức tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng để tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động của cán bộ, công nhân, viên chức và người dân.
Bên cạnh đó, triển khai kiện toàn về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan tiếp công dân theo Đề án đổi mới công tác tiếp dân; bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc cho Trụ sở tiếp công dân theo đúng quy định của pháp luật.
 

                                                                        Theo báo Thanh tra


VIDEO