Truy cập nội dung luôn

THANH TRA CHÍNH PHỦ

The Government Inspectorate of Vietnam

RSS

Khái niệm RSS

RSS ( viết tắt từ Really Simple Syndication ) là một tiêu chuẩn định dạng tài liệu dựa trên XML nhằm giúp người sử dụng dễ dàng cập nhật và tra cứu thông tin một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất bằng cách tóm lược thông tin vào trong một đoạn dữ liệu ngắn gọn, hợp chuẩn.

Dữ liệu này được các chương trình đọc tin chuyên biệt ( gọi là News reader) phân tích và hiển thị trên máy tính của người sử dụng. Trên trình đọc tin này, người sử dụng có thể thấy những tin chính mới nhất, tiêu đề, tóm tắt và cả đường link để xem toàn bộ tin.

Các kênh RSS

Nghiệm thu đề tài khoa học cấp bộ: “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng của Thanh tra Chính phủ”

2012-06-29 14:07:00.0

Sáng ngày 29/06/2012, tại trụ sở Thanh tra Chính phủ, dưới sự chủ trì của Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Tiến Hào, đã diễn ra buổi nghiệm thu đề tài khoa học cấp Bộ “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng của Thanh tra Chính phủ” do Ths. Văn Tiến Mai – Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế chủ nhiệm đề tài.

 

Đề tài hướng tới mục tiêu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, thực tiễn của công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thanh tra, KNTC và PCTN; phát hiện các khó khăn, vướng mắc; từ đó đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật của TTCP.
 

Tại chương I, đề tài đi sâu vào một số vấn đề lý luận về tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thanh tra, KNTC, PCTN và cơ sở pháp lý về vai trò của TTCP trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận chung, Chương II của đề tài chỉ ra những thực trạng trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thanh tra, KNTC, PCTN của TTCP. Kết quả nghiên cứu của đề tài tại chương III đã đưa ra được các yêu cầu và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thanh tra, KNTC, PCTN. Các nhóm giải pháp cụ thể bao gồm: Hoàn thiện thể chế về công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thanh tra, KNTC, PCTN; Đề cao vai trò của TTCP trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thanh tra, KNTC, PCTN; Xác định nội dung, trọng tâm tuyên truyền phù hợp với yêu cầu công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thanh tra, KNTC, PCTN; Tiếp tục đa dạng hóa các phương thức, hình thức tuyên truyền, phổ biến; Phân loại đối tượng tuyên truyền để sử dụng phương thức, nội dung tuyên truyền phù hợp, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, báo cáo viên tuyên truyền; Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan thanh tra với các cơ quan khác trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật; Tăng cường cơ sở vật chất và các điều kiện khác đảm bảo cho công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật.

Theo đánh giá của Hội đồng nghiệm thu, đề tài đã được nghiên cứu công phu, nghiêm túc, thu hút nhiều chuyên gia, cán bộ làm công tác thực tiễn tham gia nghiên cứu, các đề xuất, kiến nghị có tính khả thi cao, đạt được mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra. Bên cạnh những mặt đạt được, Hội đồng nghiệm thu cũng kiến nghị với Ban chủ nhiệm đề tài cần làm rõ, bổ sung thêm một số vấn đề để đề tài được hoàn thiện hơn: Đề tài cần làm rõ hơn khái niệm thế nào là công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thanh tra, KNTC, PCTN? Thế nào là nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền?; Đề tài cũng cần làm rõ hơn những hạn chế, bất cập, cần đưa ra những số liệu cụ thể hơn nữa nhằm làm phong phú thêm cho nhận xét, đánh giá của đề tài; Những tiêu chí của đề tài cần bám sát vào phần đánh giá thực trạng đã đặt ra.

Với những kết quả đã đạt được, đề tài được Hội đồng khoa học nghiệm thu và xếp loại xuất sắc.

 

Hoàng Linh


VIDEO