Truy cập nội dung luôn

THANH TRA CHÍNH PHỦ

The Government Inspectorate of Vietnam

RSS

Khái niệm RSS

RSS ( viết tắt từ Really Simple Syndication ) là một tiêu chuẩn định dạng tài liệu dựa trên XML nhằm giúp người sử dụng dễ dàng cập nhật và tra cứu thông tin một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất bằng cách tóm lược thông tin vào trong một đoạn dữ liệu ngắn gọn, hợp chuẩn.

Dữ liệu này được các chương trình đọc tin chuyên biệt ( gọi là News reader) phân tích và hiển thị trên máy tính của người sử dụng. Trên trình đọc tin này, người sử dụng có thể thấy những tin chính mới nhất, tiêu đề, tóm tắt và cả đường link để xem toàn bộ tin.

Các kênh RSS

Kiểm điểm, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình Poscis năm 2011.

2012-03-07 20:38:00.0

Ngày 6/3, tại Hà Nội, Thanh tra Chính phủ và các nhà tài trợ Chương trình Poscis đã tổ chức Hội nghị kiểm điểm, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình năm 2011, triển khai kế hoạch thực hiện năm 2012. Phó tổng Thanh tra Chính phủ Lê Tiến Hào, bà Marie Ottosson, Phó Đại sứ Thụy Điển phụ trách hợp tác phát triển tại Việt Nam, đại diện các nhà tài trợ và đại diện 10 Ban quản lý dự án hợp phần thuộc Chương trình Poscis tham dự Hội nghị.

Chương trình POSCIS (Chương trình Tăng cường năng lực tổng thể ngành Thanh tra đến năm 2014” chính thức triển khai vào ngày 1/12/2009, được thực hiện trong vòng 5 năm với tổng số vốn viện trợ không hoàn lại là 12,8 triệu USD từ 4 nhà tài trợ (Thụy Điển, Đan Mạch, Hà Lan và Canada) do Thuy Điển là nhà tài trợ điều phối.

Chương trình có sự tham gia của 10 cơ quan thanh tra gồm: Thanh tra Chính phủ; Thanh tra các Bộ (Tài chính, Công an, Nội vụ, Kế hoạch và Đầu tư); Thanh tra các tỉnh, TP (Hà Tĩnh, Khánh Hòa, Bình Dương, Kiên Giang và TP Hồ Chí Minh).

Mục tiêu tổng thể của Chương trình là xây dựng ngành Thanh tra trong sạch, vững mạnh, từng bước chuyên nghiệp, hiện đại và đủ năng lực thực hiện thành công các nhiệm vụ do Đảng và Nhà nước giao trong lĩnh vực thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

Để thực hiện mục tiêu trên, Chương trình tập trung hỗ trợ ngành Thanh tra hướng vào 3 trọng tâm: Xây dựng và hoàn thiện thể chế; đổi mới cơ cấu tổ chức; đổi mới công tác nghiên cứu và đào tạo cán bộ.

Năm 2011 là năm thứ hai chính thức triển khai thực hiện 260 hoạt động của 9 dự án hợp phần với tổng sô vốn trên 42,5 tỷ đồng. Kết quả, các dự án hợp phần đã thực hiện xong được 237 đạt 91% hoạt động với sô vốn đựợc giải ngân là trên 33 tỷ đồng đạt 77,7% theo kế hoạch. Chương trình đã hỗ trợ ngành Thanh tra từng bước đổi mới và nâng cao hiệu quả trên các mặt công tác, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng và hoàn thiện thể chế. Với sự hỗ trợ của Chương trình, 3 đạo luật quan trọng gồm Luật Thanh tra, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo đã được ban hành cùng với hệ thống các nghị định, thông tư, các quy chế, quy trình nghiệp vụ được hoàn thiện và thực hiện.
Với nguồn tài trợ để thực hiện khảo sát, đánh giá, hội thảo có sự tham gia đông đảo của các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách, thuê chuyên gia phản biện giỏi để nâng cao chất lượng xây dựng luật, đáp ứng yêu cầu quản lý, 3 luật mới xây dựng được đánh giá là sát thực tế, có tính khả thi cao. Đội ngũ cán bộ ngành Thanh tra được đào tạo về kỹ năng nghiệp vụ, học tập kinh nghiệm quốc tế về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Nâng cao ứng dụng khoa học kỹ thuật, đầu tư trang thiết bị làm việc cho cán bộ, từ đó nâng cao năng lực quản lý điều hành, đổi mới cơ cấu hoạt động. Đặc biệt, đã đổi mới chương trình giảng dạy cho cán bộ thanh tra, bước đầu  thí điểm đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào học đường, tiến tới đưa ra đại trà trong thời gian tới.

Trong lĩnh vực phòng, chống tham nhũng, Chương trình hỗ trợ việc tổng kết 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng tiến tới sửa đổi luật; hỗ trợ tổ chức các Đối thoại phòng, chống tham nhũng giữa Chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ; hỗ trợ xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về phòng, chống tham nhũng.

Năm 2012, 10 dự án hợp phần sẽ có 105 đầu ra với 296 hoạt động và với sô vốn cần giải ngân là gần 80 tỷ đồng. Để thực hiện được kế hoạch này với mục tiêu đạt chất lượng, hiệu quả, toàn Chương trình phải có những giải pháp đồng bộ và cơ bản như: củng cố và nâng cao năng lựuc các Ban quản lý các dự án hợp phần; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, dôn đóc cũng như cơ chế điều phối, hướng dẫn, chia sẻ thông tin..

Phát biểu tại Hội nghị bà Marie Ottosson, Phó Đại sứ Thụy Điển lưu ý, truyền thông cần được tập trung sử dụng như một công cụ hữu hiệu và các hoạt động của Chương trình cần được đánh giá chất lượng, đưa ra kết luận cụ thể. “Kết quả đạt được là rất tích cực, cần hướng tới hiệu quả tác động xã hội, cần cụ thể hơn, đổi mới, cải tiến hơn nữa”. Bà nhận định các kết quả đạt được trong năm qua rất khả quan, tạo chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, tầm nhìn chiến lược Chương trình cần cụ thể hơn và đẩy mạnh chiến lược truyền thông. Chiến lược truyền thông cần được xây dựng ở cấp độ chương trình, chú trọng thông tin 2 chiều, kết hợp các đối tượng khác nhau. Từ đó, có sự trao đổi thông tin kịp thời để các đối tác liên quan, đối tác xã hội hiểu được, mở rộng tầm ảnh hưởng của Chương trình.

Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó tổng Thanh tra Chính phủ Lê Tiến Hào khắng định, việc triển khai Chương trình năm 2011 đã có chuyển biến tích cực, đạt được những kết quả rõ nét so với 2010. Chương trình đã củng cố, kiện toàn Ban Quản lý dự án của Thanh tra Chính phủ, của các dự án hợp phần không chỉ về mặt nhân sự mà trong cơ chế làm việc, triển khai, đôn đốc, kiểm tra đánh giá… đều có chuyển biến, đạt được kết quả bước đầu. Với nhiệm vụ năm 2012, Phó tổng Thanh tra nhấn mạnh, kế hoạch hoạt động và ngân sách năm 2012 Chương trình POSCIS đặt ra nhiều thách thức. Chương trình vừa phải tiếp tục hỗ trợ ngành Thanh tra thiết thực, hiệu quả vừa phải bảo đảm các mục tiêu theo văn kiện đề ra. Bên cạnh đó, cơ chế, chính sách của Nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hỗ trợ của Chương trình, đặc biệt đối với lĩnh vưc thể chế. Trong năm, Chương trình sẽ được đánh giá giữa giai đoạn bởi các nhà tài trợ để đi đến việc điều chỉnh bảo đảm tính phù hợp, kết quả đánh giá có thể làm thay đổi cấu trúc Chương trình.
Những thách thức trên đòi hỏi công tác chỉ đạo, điều hành của Chương trình cần tập trung cao độ về quản lý, thực hiện theo kế hoạch. Bên cạnh đó, cần có những đánh giá, rà soát về mặt chiến lược để đưa Chương trình vào một giai đoạn phát triển mới, phù hợp với sự phát triển của ngành, bảo đảm việc hỗ trợ một cách khoa học, thiết thực và hiệu quả. “Thực hiện chương trình Tăng cường năng lực tổng thể ngành Thanh tra cần được các đơn vị xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm”, Phó Tổng Thanh tra kết luận.


VIDEO