Truy cập nội dung luôn

THANH TRA CHÍNH PHỦ

The Government Inspectorate of Vietnam

RSS

Khái niệm RSS

RSS ( viết tắt từ Really Simple Syndication ) là một tiêu chuẩn định dạng tài liệu dựa trên XML nhằm giúp người sử dụng dễ dàng cập nhật và tra cứu thông tin một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất bằng cách tóm lược thông tin vào trong một đoạn dữ liệu ngắn gọn, hợp chuẩn.

Dữ liệu này được các chương trình đọc tin chuyên biệt ( gọi là News reader) phân tích và hiển thị trên máy tính của người sử dụng. Trên trình đọc tin này, người sử dụng có thể thấy những tin chính mới nhất, tiêu đề, tóm tắt và cả đường link để xem toàn bộ tin.

Các kênh RSS

Không xây dựng Nghị định riêng về bảo vệ người tố cáo

2012-03-23 00:00:00.0

Đó là chỉ đạo của đồng chí Phó tổng Thanh tra Nguyễn Văn Thanh, tại buổi họp Ban soạn thảo Nghị định quy định chi tiết về các biện pháp bảo vệ người tố cáo, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc bảo vệ người tố cáo ngày 22/3. Tham dự có đại diện một số cục, vụ, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ và đại diện bộ, ngành liên quan

Theo dự thảo, Nghị định này chia làm 3 chương: Chương I, quy định chung; Chương II, các biện pháp bảo vệ người tố cáo, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền trong việc bảo vệ người tố cáo, ngân sách đảm bảo cho việc áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo; Chương III, điều khoản thi hành.

Phát biểu ý kiến tại buổi họp, một số ý kiến xung quanh vấn đề như, người tố cáo đã được bảo vệ mà vẫn bị tấn công thì có được bồi thường không?; cần xác định rõ, cụ thể đối tượng là người thân thích của người tố cáo; việc thay đổi nhận dạng người tố cáo rất khó khăn cần phải cân nhắc; phải xác định cụ thể các biện pháp bảo vệ người tố cáo. 

Đóng góp ý kiến đối với việc xây dựng Nghị định, đồng chí Nguyễn Văn Kim, Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế nhấn mạnh, trong dự thảo Nghị định đã có bước tiến bộ như là xác định ngân sách hay biện pháp, trách nhiệm của cơ quan tổ chức cá nhân có thẩm quyền trong việc bảo vệ người tố cáo, nhưng phải có quan điểm và cách tiếp cận như thế nào cho hợp lý. Biện pháp, trách nhiệm, quyền, nghĩa vụ của các cơ quan chỉ nêu chung, rất khó thấy được đầy đủ để áp dụng vào thực tiễn. Đồng chí Kim cũng cho rằng, nếu chỉ dựa vào điều 40 trong Luật bắt buộc phải hướng dẫn là không đủ. Do đó, muốn làm cho đầy  đủ, phải rà soát lại xem thiếu gì, ví như điều 34 trong Luật, phạm vi, đối tượng người bảo vệ, thời gian… mỗi cơ quan áp dụng khác nhau, theo đó thời gian bảo vệ phải gắn với nội dung bảo vệ. 

Phát biểu chỉ đạo tại buổi họp, đồng chí Nguyễn Văn Thanh, Phó tổng Thanh tra, khẳng định, không làm Nghị định riêng về bảo vệ người tố cáo. Mà chuyển nội dung Nghị định này thành một chương trong Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tố cáo. Theo đó, về đối tượng là người thân thích phải cân nhắc. Về trình tự, thủ tục đồng chí Nguyễn Văn Thanh yêu cầu, phải tùy thuộc vào nội dung, mức độ tố cáo để đề xuất các biện pháp bảo vệ đối với từng cơ quan cho phù hợp, quy định cứng sẽ mang tính máy móc không cần thiết. Nói về các biên pháp bảo vệ người tố cáo, đồng chí Nguyễn Văn Thanh nhắc nhở, chia các biên pháp thành các nhóm như: tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm; bảo vệ tài sản; bảo vệ sự học hành; bảo vệ công ăn, việc làm, chia nhóm như vậy sẽ thấy được sự tương thích đối với từng đơn vị, cơ sở cho việc bảo vệ người tố cáo. Người tiếp nhận căn cứ vào nội dung, mức độ tố cáo để cân nhắc hình thức, bảo vệ. Thời gian, thời điểm áp dụng bảo vệ đó là khi thấy nguy cơ hoặc xuất hiện hành vi đe dọa, trả thù, trù dập thì phải tiến hành bảo vệ người tố cáo. Xác định nội dung như vậy, đồng chí Trưởng ban soạn thảo yêu cầu, các thành viên của Ban soạn thảo cần phải cụ thể nội dung của Nghị định, tuần sau tiếp tục họp bàn, thống nhất ý kiến, đăng tải dự thảo xin ý kiến các đơn vị liên quan./.

Thanh Loan

VIDEO