Truy cập nội dung luôn

THANH TRA CHÍNH PHỦ

The Government Inspectorate of Vietnam

RSS

Khái niệm RSS

RSS ( viết tắt từ Really Simple Syndication ) là một tiêu chuẩn định dạng tài liệu dựa trên XML nhằm giúp người sử dụng dễ dàng cập nhật và tra cứu thông tin một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất bằng cách tóm lược thông tin vào trong một đoạn dữ liệu ngắn gọn, hợp chuẩn.

Dữ liệu này được các chương trình đọc tin chuyên biệt ( gọi là News reader) phân tích và hiển thị trên máy tính của người sử dụng. Trên trình đọc tin này, người sử dụng có thể thấy những tin chính mới nhất, tiêu đề, tóm tắt và cả đường link để xem toàn bộ tin.

Các kênh RSS

Hội thảo góp ý hoàn thiện Dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiếp công dân

2013-12-17 00:00:00.0

Ngày 16/12, tại Hà Nội, Phó tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh đã chủ trì hội thảo lấy ý kiến góp ý vào Dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiếp công dân, với sự tham dự của đại diện lãnh đạo các cục vụ, đơn vị cơ quan TTCP và một số bộ ngành địa phương, tỉnh thành trong cả nước.​​

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Phó tổng TTCP Nguyễn Văn Thanh cho biết, người dân đi phản ánh, KNTC ngày càng đông, từ đó nảy sinh các vấn đề về pháp lý ngày càng phức tạp. Việc xây dựng Nghị định xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, đặc điểm của hệ thống chính trị và xuất phát trong quá trình chuyển đổi và dân chủ hoá đời sống đất nước. Hiện nay, Quốc hội đã thông qua Luật Tiếp công dân và sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2014. Hệ thống tiếp công dân cơ bản đã hình thành được 5 năm và các bộ, ngành rất cố gắng thiết lập đơn vị chuyên trách làm công tác tiếp công dân theo Đề án 858 của Chính phủ. Do vậy, việc khẩn trương hoàn thiện Dự thảo là cần thiết.
 
Dự thảo Nghị định có 06 Chương với 23 Điều bao gồm: Chương I, Phạm vi điều chỉnh; Chương II, Tiếp Công dân tại các cơ quan thuộc Chính phủ, đơn vị sự nghiệp công lập; Chương III, Nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các Ban tiếp công dân, việc bố trí cơ sở vật chất của Trụ sở tiếp công dân; tiêu chuẩn của địa điểm tiếp công dân; Chương IV, Quy chế hoạt động tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân; Chương V, Các điều kiện bảo đảm cho hoạt động tiếp công dân; Chương VI, Điều khoản thi hành. 
Hàm Vụ trưởng Vụ Pháp chế Nguyễn Văn Kim cho biết, Dự thảo quy định các cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm tổ chức việc tiếp công dân của cơ quan mình. Tuỳ theo tính chất, đặc điểm, quy mô về tổ chức và hoạt động, yêu cầu công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo (KN, TC), kiến nghị, phản ánh mà Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ bố trí bộ phận chuyên trách hoặc người chuyên trách thuộc thanh tra cơ quan làm công tác tiếp công dân.
 
Đối với đơn vị sự nghiệp công lập có liên quan đến việc giải quyết công việc, chế độ, chính sách, quyền, lợi ích của công dân, tổ chức phải tổ chức việc tiếp công dân đến KN, TC, kiến nghị, phản ánh. Việc tổ chức tiếp công dân tại đơn vị sự nghiệp công lập do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cấp trên trực  tiếp hoặc do cơ quan quản lý nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp công lập quyết định.

Toàn cảnh Hội thảo  
 
Tại Hội thảo, các đại biểu đều ghi nhận tinh thần làm việc hết sức khẩn trương của Tổ biên soạn và các nội dung được quy định trong Dự thảo. Bên cạnh đó, các đại biểu còn tham gia góp ý vào Dự thảo các nội dung như để nâng cao hiệu quả của công tác tiếp dân, thì việc ban hành Nghị định chi tiết để việc thực thi được hiệu quả là một việc rất cần thiết và quan trọng. Bên cạnh đó, muốn công tác tiếp công dân đạt hiệu quả, thì Ban tiếp công dân phải có địa vị pháp lý tương xứng. Ngoài ra, Ban tiếp công dân phải chú trọng mối quan hệ phối hợp với các cơ quan bộ ngành, địa phương nhất là cơ quan trung ương ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh trong việc chia sẻ thông tin. Đặc biệt, liên quan đến chế độ chính sách cho người làm công tác tiếp dân, các đại biểu kiến nghị cần tăng thêm mức bồi dưỡng cho người làm công tác tiếp dân do đặc thù công việc áp lực cao, khó khăn và phức tạp. Nhất là cần có chế độ ưu đãi cho công tác tuyển dụng cán bộ tiếp công dân.
 
Kết thúc Hội nghị, Ban biên soạn cho biết sẽ tiếp thu các ý kiến đóng góp và bổ sung nội dung góp ý vào bản Dự thảo.
 
                                                                                              Hoàng Linh   

VIDEO