Truy cập nội dung luôn

THANH TRA CHÍNH PHỦ

The Government Inspectorate of Vietnam

RSS

Khái niệm RSS

RSS ( viết tắt từ Really Simple Syndication ) là một tiêu chuẩn định dạng tài liệu dựa trên XML nhằm giúp người sử dụng dễ dàng cập nhật và tra cứu thông tin một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất bằng cách tóm lược thông tin vào trong một đoạn dữ liệu ngắn gọn, hợp chuẩn.

Dữ liệu này được các chương trình đọc tin chuyên biệt ( gọi là News reader) phân tích và hiển thị trên máy tính của người sử dụng. Trên trình đọc tin này, người sử dụng có thể thấy những tin chính mới nhất, tiêu đề, tóm tắt và cả đường link để xem toàn bộ tin.

Các kênh RSS

Tập huấn Thông tư chống tham nhũng 04/2014/TT-TTCP quy đinh về nhận định tình hình tham nhũng và đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng khu vực phía Bắc

2014-09-25 00:00:00.0

Ngày 25/9/2014, tại Quảng Ninh, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ, TS Trần Đức Lượng đã chủ trì Hội nghị tập huấn tập huấn Thông tư 04/2014/TT-TTCP quy đinh về nhận định tình hình tham nhũng và đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng. Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo các cục, vụ, đơn vị của Thanh tra Chính phủ, Thanh tra một số Bộ, ngành Trung ương và Thanh tra các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc.

Phát biểu khai mạc, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng nêu rõ sự cần thiết của việc ban hành Thông tư 04/2014/TT-TTCP thay thế cho Thông tư 11/2011/TT-TTCP ngày 9/11/2011 của Thanh tra Chính phủ quy định tiêu chí nhận định tham nhũng, đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng cũng như những hạn chế qua 2 năm triển khai thực hiện Thông tư 11/2011/TT-TTCP. Theo đó, Thông tư này gần như chưa được triển khai thực hiện trong thực tế xuất phát từ một số nguyên nhân như: Hệ thống các tiêu chí nhận định thực trạng tham nhũng và đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng được quy định phức tạp và khó áp dụng; việc nhận định về thực trạng tham nhũng và đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng theo Thông tư 11 đòi hỏi nguồn lực lớn, khó thực thi và chưa dựa trên những thông tin, báo cáo sẵn có của ngành Thanh tra; Thông tư 11 chưa xác định rõ được về phương thức thu thập thông tin và vai trò của các bộ, ngành, địa phương trong nhận định thực trạng tham nhũng và đánh giá các nỗ lực phòng, chống tham nhũng; việc quy định chế độ xây dựng báo cáo tại cấp quốc gia chưa tạo ra cơ chế đồng bộ trong thu thập thông tin, dữ liệu để có đánh giá sát thực nên khi công bố đánh giá chưa nhận được sự đồng thuận của các cơ quan chức năng, chưa chỉ rõ được ngành nào, cấp nào, lĩnh vực nào dễ phát sinh tham nhũng.  Để khắc phục hạn chế này, ngày 18/9/2014, Tổng Thanh tra Chính phủ đã ban hành Thông tư 04/2014/TT-TTCP với 4 Chương, 20 điều quy định cụ thể hơn về nhận định tình hình tham nhũng và đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng, với các nội dung mới liên quan đến các đối tượng, tổ chức, trách nhiệm của từng đơn vị, với thang điểm phù hợp. Phó tổng Thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng đề nghị các đại biểu cần tập trung nghiên cứu, làm rõ nội dung, quy định, kiến nghị thêm các giải pháp phù hợp để phát huy hiệu quả Thông tư 04/2014/TT-TTCP. 
IMG_7892.JPG Thạc sỹ Nguyễn Tuấn Anh  giới thiệu nội dung Thông tư 04/2014/TT-TTCP,
Thay mặt Tổ biên tập Thông tư, Thạc sỹ Nguyễn Tuấn Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế của Thanh tra Chính phủ đã giới thiệu nội dung Thông tư 04/2014/TT-TTCP, cũng như đi sâu phân tích các quy định mới trên cơ sở dẫn chứng các sự kiện có liên quan đến nhận định tình hình tham nhũng, đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng trong thực tiễn. Theo đó, Thông tư 04 được xây dựng dựa trên những quan điểm, nguyên tắc đó là: Phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng; có bước đi phù hợp với yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng và năng lực của bộ máy làm công tác phòng, chống tham nhũng; hệ thống nhận định, đánh giá về tham nhũng và phòng, chống tham nhũng phải cơ bản dựa trên thông tin, dữ liệu tổng hợp có sẵn; kết quả nhận định, đánh giá về tham nhũng và phòng, chống tham nhũng phải rõ ràng, cụ thể, chính xác nhưng không mang tính xếp hạng; ngoài ra, việc nhận định đánh giá của Thông tư cũng cần đảm bảo tính khách quan, toàn diện, trung thực, công khai minh bạch, phát huy vai trò, tráh nhiệm, sự tham gia của người dân, doanh nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức, cơ quan, tổ chức có liên quan và đảm bảo sự kết hợp giữa kết quả tự nhận định, đánh giá của cơ quan Nhà nước và cảm nhận, trải nghiệm của người dân, doanh nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức về tình hình tham nhũng và công tác phòng, chống tham nhũng.
Thạc sỹ Nguyễn Tuấn Anh đã đi sâu phân tích phương pháp tự đánh giá, chấm điểm, cách thức nhận định trên cơ sở dữ liệu tổng hợp với tinh thần phải có “thước đo chính xác” hiện trạng tham nhũng từng cơ quan chức năng có liên quan trong hệ thống quản lý Nhà nước các cấp. Đây là nguồn thông tin, dữ liệu đầu vào để Thanh tra Chính phủ xây dựng báo cáo nhận định tình hình tham nhũng và đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng ở cấp quốc gia. 
Trên cơ sở tiếp thu các nội dung của Thông tư 04/2014/TT-TTCP, các đại biểu đã đi sâu phân tích hiện trạng cũng như những khó khăn, vướng mắc khi triển khai Thông tư trong thực tế tại mỗi ngành, địa phương như: xây dựng thước đo tham nhũng, phương pháp đo lường tham nhũng, kết quả đo lường tham nhũng, cũng như phương pháp so sánh, đối chiếu, kiểm chứng về kết quả tự đánh giá chức năng, nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng của các cơ quan chức năng, sự phản hồi của các tổ chức có liên quan, đánh giá của công dân về nguy cơ, tần suất tham nhũng, thiệt hại do tham nhũng gây ra với tiêu chí cụ thể. Các đại biểu cũng đề nghị, hàng năm, Thanh tra Chính phủ cần có hướng dẫn và biểu mẫu chi tiết để các địa phương, đơn vị triển khai thực hiện có hiệu quả Thông tư này. 
 
IMG_7883.JPG Phó tổng Thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng phát biểu kết luận hội nghị
Phát biểu kết luận hội nghị, Phó tổng Thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng khẳng định, Thông tư số 11 cũ đã bộc lộ một số hạn chế, chưa tạo ra được cơ chế đồng bộ đưa ra các nhận định, đánh giá để xây dựng báo cáo về tình hình tham nhũng cũng như công tác phòng, chống tham nhũng của các địa phương, đơn vị và trên phạm vi cả quốc gia. Thông tư 04 được xây dựng chính là một công cụ tốt giúp các bộ, ngành, địa phương đánh giá chính xác về tình hình tham nhũng, công tác phòng, chống tham nhũng trong phạm vi quyền hạn, trách nhiệm của mình. Theo Phó tổng Thanh tra, việc triển khai thực hiện tốt Thông tư 04 chính là một trong những yếu tố giúp từng bước xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về Phòng chống tham nhũng và giúp cho lãnh đạo các địa phương, đơn vị thấy rõ thực trạng công tác phòng, chống tham những ở địa phương minh, đơn vị mình thế nào từ đó đưa ra những hành động, phương pháp thích hợp để thực thi và đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng.
Phó tổng Thanh tra đề nghị các đại biểu tham dự buổi hội nghị, trên cơ sở những nội dung Thông tư 04 đã được tập huấn sẽ tổ chức chức tập huấn ở địa phương, đơn vị mình để giúp cho lãnh đạo địa phương, đơn vị hằng năm xây dựng tốt báo cáo về công tác phòng, chống. Hằng năm, Thanh tra Chính phủ sẽ có hướng dẫnvề điều tra xã hội học, có biểu mẫu chi tiết để các địa phương, đơn vị triển khai.

VIDEO