Truy cập nội dung luôn

THANH TRA CHÍNH PHỦ

The Government Inspectorate of Vietnam

Thanh tra Chính phủ tọa đàm với Luật sư Danforth Newcomb

11/09/2013

Ngày 10/9, tại Hà Nội, TTCP đã tổ chức buổi tọa đàm với Luật sư Danforth Newcomb về kinh nghiệm chống tham nhũng toàn cầu của Hoa Kỳ. Tham dự buổi tọa đàm có ông Nguyễn Hữu Lộc, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, ông Ngô Mạnh Hùng, Phó Cục trưởng Cục Chống tham nhũng cùng đại diện các cục, vụ, đơn vị thuộc cơ quan Thanh tra Chính phủ.

DSC03858.JPGTại buổi tọa đàm Luật sư Danforth Newcomb đã trình bày nguồn gốc đạo luật Các tập quán tham nhũng ở nước ngoài (FCPA); phạm vi mở rộng trên toàn cầu; nguồn lực tăng lên (sự ảnh hưởng của đạo luật), sau đó Luật sư Danforth Newcomb đã giành thời gian thảo luận cùng các đại biểu dự buổi tọa đàm về các chủ đề mà ông đã nêu.
Khẳng định ý kiến của ông trình bày mang tính chất cá nhân không đại diện cho bất kỳ tổ chức nào, Luật sư Danforth Newcomb mong muốn chia sẻ những quan điểm của cá nhân về FCPA. Theo đó, ông cho biết, sự bắt nguồn của FCPA đó chính là một cuộc bê bối chính trị tại nước Mỹ năm 1972, qua quá trình điều tra về vụ bê bối một phần sự thật được tiết lộ về việc đưa hối lộ ở nước ngoài, năm 1976 FCPA được đệ trình tại Quốc hội, năm 1977 FCPA trở thành Luật. Một số quy định trong đạo luật đó là: Áp dụng với các nhà phát hành; các mối quan tâm trong nước và bất kỳ người nào; các điều cấm cơ bản; Ngoại lệ; Biện hộ; các hình phạt hình sự và dân sự; các sổ sách và ghi chép... Đồng thời, FCPA cũng quy định rõ trách nhiệm đối với hành vi của bên thứ ba (FCPA đưa ra những căn cứ pháp lý và hướng dẫn cụ thể).
Luật sư Danforth Newcomb đã chia sẻ một số kinh nghiệm trong công tác PCTN qua quá trình làm việc của bản thân đó là, có quá trình lịch sử lâu dài; cố gắng triển khai Luật một cách rộng rãi; có sự phối hợp chặt chẽ giữa tư nhân và Nhà nước; có các biện pháp chế tài nghiêm khắc. Hoa Kỳ có một số các đặc điểm kinh nghiệm cũng được Luật sư Danforth Newcomb chia sẻ như: Lịch sử lâu dài; ap dụng rộng rãi; thực thi chủ động trên phạp vi toàn cầu; khuyến khích của Chính phủ đối với việc thực hiện các chương trình tuân thủ doanh nghiệp; sự tuân thủ của đối tác với Nhà nước – tư nhân).
Một số câu hỏi được các đại biểu giành cho Luật sư Danforth Newcomb là: Luật FCPA có trừng phạt công ty nước ngoài khi họ vi phạm FCPA mà không vi phạm luật nước sở tại hay không? Kinh nghiệm của Hoa Kỳ trong việc bảo vệ người chống tham nhũng như thế nào? Cơ chế của Hoa Kỳ trong việc gia tăng nguồn lực ra sao? Kinh nghiệm để khai thác nguồn thông tin về phòng, chống tham nhũng của các cơ quan truyền thông...? Tất cả các câu hỏi của đại biểu được Luật sư Danforth Newcomb trả lời một cách ngắn gọn, chặt chẽ, đưa ra những ví dụ cụ thể để minh họa.
DSC03845.JPG
Phát biểu kết thúc buổi tọa đàm, ông Nguyễn Hữu Lộc, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế  cho rằng, Luật sư Danforth Newcomb đã giới thiệu, chia sẻ những kinh nghiệm hữu ích về công tác PCTN; nguồn gốc của đạo luật FCPA và nội dung cơ bản của đạo luật này; sự mở rộng của đạo luật; việc ký kết Công ước LHQ về PCTN; một số điểm trong hướng dẫn về thông lệ của các nước OECD, các nguồn lực, khung tuân thủ; trách nhiệm tuân thủ. Kết thúc phần trình bày với 14 lượt câu hỏi của đại biểu đặt ra đã được Luật sư Danforth Newcomb trả lời một cách hoàn hảo. Ông Nguyễn Hữu Lộc khẳng định, buổi tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm của Luật sư Danforth Newcomb rất hữu ích đối với cán bộ Thanh tra của Việt Nam. Thay mặt Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ, cảm ơn Luật sư Danforth Newcomb, ông Lộc cũng bày tỏ mong muốn Luật sư Danforth Newcomb tiếp tục chia sẻ thêm nhiều kinh nghiệm về PCTN với cán bộ ngành Thanh tra Việt Nam trong thời gian tiếp theo./
 
Thanh Loan
 
 

VIDEO