RSS
Khái niệm RSS
RSS ( viết tắt từ Really Simple Syndication ) là một tiêu chuẩn định dạng tài liệu dựa trên XML nhằm giúp người sử dụng dễ dàng cập nhật và tra cứu thông tin một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất bằng cách tóm lược thông tin vào trong một đoạn dữ liệu ngắn gọn, hợp chuẩn.
Dữ liệu này được các chương trình đọc tin chuyên biệt ( gọi là News reader) phân tích và hiển thị trên máy tính của người sử dụng. Trên trình đọc tin này, người sử dụng có thể thấy những tin chính mới nhất, tiêu đề, tóm tắt và cả đường link để xem toàn bộ tin.
Các kênh RSS
-
Ban Tiếp công dân Trung ương tổng kết công tác năm 2022
-
Tọa đàm khoa học: Bảo vệ việc làm của người tố cáo – Quy định pháp luật và thực tiễn
-
Đoàn Giám sát Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Thanh tra Chính phủ
-
Ban Tiếp công dân Trung ương tổng kết công tác năm 2021
-
Thẩm tra sơ bộ về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2021
-
Công bố kết luận thanh tra việc mua sắm trang thiết bị phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 tại Hà Nội
-
Hội nghị Đại biểu cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cơ quan Thanh tra Chính phủ
-
Ngành Thanh tra tổ chức hội nghị tổng kết năm 2022
-
Công bố Quyết định thanh tra tại UBND tỉnh Ninh Bình
-
Cục II tổng kết công tác năm 2022
-
Cục Phòng, Chống tham nhũng tổng kết công tác năm 2022
-
Thanh tra Chính phủ tham dự Hội nghị ASEAN-PAC lần thứ 18
-
Kiểm tra công tác cải cách hành chính tại Hải Phòng
-
Hội thảo khoa học đề tài: “Hợp tác quốc tế của Việt Nam trong phòng chống tham nhũng – Thực trạng và giải pháp”
-
Cuộc họp ACTWG lần thứ 35 trong khuôn khổ SOM 3 APEC 2022
Tọa đàm: Cải cách hành chính gắn với ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số
25-08-2022
Ngày 25/8, Thanh tra Chính phủ tổ chức tọa đàm “Cải cách hành chính gắn với ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số tại Thanh tra Chính phủ”. Phó Tổng Thanh tra Lê Sỹ Bảy chủ trì buổi tọa đàm. Tham dự tọa đàm có đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Nội vụ, Lãnh đạo các cục, vụ, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ.
Phát biểu tại tọa đàm, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Sỹ Bảy khẳng định, công tác cải cách hành chính (CCHC) trong những năm qua luôn được lãnh đạo Thanh tra Chính phủ (TTCP) quan tâm, chỉ đạo thực hiện. TTCP đã và đang tích cực triển khai các hoạt động của CCHC như ban hành kế hoạch CCHC giai đoạn 2021-2030, tiến hành khảo sát về hoạt động CCHC của cơ quan, tổ chức tự chấm điểm chỉ số CCHC, tổ chức kiểm tra CCHC, rà soát, ban hành, công bố các thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của TTCP...
Tuy nhiên, công tác CCHC của TTCP vẫn còn những hạn chế nhất định, nhiều lĩnh vực hoạt động đạt hiệu quả thấp, chỉ số CCHC trong những năm gần đây chưa cao. Cụ thể, vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động của cơ quan đang là một trong những nội dung được lãnh đạo TTCP rất quan tâm và triển khai quyết liệt nhưng trong nhiều năm qua chỉ số CCHC của Thanh tra Chính phủ, đặc biệt về chỉ số hiện đại hóa nền hành chính luôn nằm trong nhóm bộ ngành có điểm số thấp, chưa có giải pháp khắc phục triệt để.
Theo đó, Phó Tổng Thanh tra Lê Sỹ Bảy đề nghị, các đại biểu tập trung tham luận vào những nội dung chính, thẳng thắn nêu những quan điểm, ý kiến về thực trạng ứng dụng CNTT tại TTCP, để cùng có những giải pháp hiệu quả nhất, góp phần cải cách thủ tục hành chính trong nội bộ cơ quan, nâng cao chất lượng, rút ngắn thời gian giải quyết công việc.
Tại tọa đàm, đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, Việt Nam bắt kịp các quốc gia phát triển về tầm nhìn chuyển đổi số, tháng 6/2020 Việt Nam ban hành Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Đối với TTCP cần tiếp tục triển khai các giải pháp như: tích cực đẩy mạnh tuyên truyền, đào tạo nâng cao nhận thức, kỹ năng cho cán bộ, công chức; kết hợp xây dựng cơ chế đãi ngộ phù hợp để khuyến khích, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao tham gia xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử.
Bên cạnh đó, phổ cập kỹ năng số cho cán bộ, công chức, viên chức để cùng tham gia vào chuyển đổi số; phối hợp với các đơn vị liên quan phổ biến các kỹ năng truy cập internet; hệ thống thư điện tử công vụ @thanhtra.gov.vn; hệ thống quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp; hệ thống cơ sở quốc gia về khiếu nại, tố cáo và đảm bảo an toàn thông tin cá nhân trên môi trường mạng. Ngoài ra, phát triển dữ liệu số, trước mắt là kết nối hệ thống thông tin, báo cáo của TTCP với hệ thống thông tin của Chính phủ thông qua nền tảng chia sẻ, tích hợp dùng chung LGSP theo quy định; đảm bảo an toàn, an ninh thông tin.
Cũng có ý kiến cho rằng, yếu tố con người cần được quan tâm đúng mức để đảm bảo việc thực hiện đưa ứng dụng CNTT vào CCHC. Phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số cũng được coi là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình thực hiện ứng dụng CNTT; quá trình vận hành các hệ thống cần có phương án dự phòng về đường truyền, để đảm bảo việc kết nối luôn thông xuốt, không bị gián đoạn, gây ảnh hưởng đến kết quả công việc.