Truy cập nội dung luôn

THANH TRA CHÍNH PHỦ

The Government Inspectorate of Vietnam

RSS

Khái niệm RSS

RSS ( viết tắt từ Really Simple Syndication ) là một tiêu chuẩn định dạng tài liệu dựa trên XML nhằm giúp người sử dụng dễ dàng cập nhật và tra cứu thông tin một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất bằng cách tóm lược thông tin vào trong một đoạn dữ liệu ngắn gọn, hợp chuẩn.

Dữ liệu này được các chương trình đọc tin chuyên biệt ( gọi là News reader) phân tích và hiển thị trên máy tính của người sử dụng. Trên trình đọc tin này, người sử dụng có thể thấy những tin chính mới nhất, tiêu đề, tóm tắt và cả đường link để xem toàn bộ tin.

Các kênh RSS

Cấp giấy chứng nhận tại dự án phát triển nhà ở

2012-02-07 21:20:00.0

Kiến nghị kiểm tra những dự án có dấu hiệu vi phạm Báo cáo mới nhất của Bộ Tài nguyên và Môi trường về kết quả kiểm tra việc cấp giấy chứng nhận (GCN) tại 9 dự án phát triển nhà ở trên địa bàn 5 quận, huyện của TP.Hà Nội cho thấy mới chỉ đạt 9,3%.

Tình trạng mua đi, bán lại nhà ở tại các dự án thường chiếm 70% tổng số căn hộ, nhưng không làm thủ tục theo quy định, tạo nên thị trường ngầm nằm ngoài kiểm soát của Nhà nước, gây khó khăn, phức tạp cho việc cấp GCN, là nguy cơ tiềm ẩn gây tranh chấp nhà ở sau này.

Lỗi chủ đầu tư - người dân gánh chịu

Theo báo cáo của TP.Hà Nội, từ năm 2001 đến nay có 153 dự án phát triển nhà ở đã được triển khai, tổng số căn hộ chung cư và nhà liền kề theo dự án được duyệt khoảng 183.000 căn. Kết quả cấp GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người mua nhà ở tại các dự án này tính đến thời điểm kiểm tra đạt 9,3%.
Cũng theo Bộ TNMT, kết quả kiểm tra một số sự án phát triển nhà ở của TP.Hà Nội cho thấy, việc cấp GCN cho người mua nhà ở tại các dự án này chậm. Qua kiểm tra 9 dự án tại Hà Nội, chủ dự án mới nộp hồ sơ để làm thủ tục cấp GCN cho 710 căn hộ (chiếm 23,1% số căn hộ đã bán) và mới cấp GCN 557 căn hộ của 4 dự án (chiếm 18,4% số căn hộ đã bán).
Bộ TNMT cũng nhận định, việc chậm cấp GCN cho người mua nhà ở tại các dự án phát triển nhà ở chủ yếu do nhiều chủ đầu tư (CĐT) vi phạm pháp luật về xây dựng trong quá trình thực hiện dự án, phải chờ xử lý vi phạm chiếm 3/9 dự án. Việc vi phạm dưới nhiều hình thức: Xây dựng không đúng số tầng, số căn hộ theo thiết kế được duyệt; phân chia diện tích lô không đúng với quy hoạch hoặc xây nhà vượt diện tích so với giấy phép; chuyển đổi mục đích sử dụng tầng hầm hoặc thay đổi công năng vị trí phòng sinh hoạt cộng đồng. Ngoài ra, một số dự án nhà ở thấp tầng đã không thực hiện việc xây nhà để bán theo quy định mà vẫn phân lô, bán nền dẫn đến tình trạng bỏ hoang hoá đất nhiều năm, gây lãng phí đất đai.

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác, như một số Cty mẹ được giao đất, nhưng việc xây dựng và ký hợp đồng bán nhà lại do Cty con thực hiện, dẫn đến vướng mắc pháp lý khi làm thủ tục cấp GCN. Ngoài ra, CĐT được giao đất xây chung cư và được miễn nộp tiền sử dụng đất, nhưng khi CĐT bán căn hộ vẫn thu cả giá trị tiền sử dụng đất mà không nộp tiền sử dụng đất vào ngân sách nhà nước. Dự án KĐT mới Định Công - Đại Kim của Cty giấy ảnh Bình Minh, CĐT đã xây dựng và bán xong nhà ở, nhưng chưa nộp xong tiền sử dụng đất cho Nhà nước thì giải thể. Tương tự, dự án nhà ở The Manor của Tập đoàn Bitexco CĐT đã thu phí cấp GCN bằng 0,5% giá trị hợp đồng...

Yêu cầu cấp xong GCN trong quý II/2012

Cũng theo Bộ TNMT, việc quản lý, kiểm tra giám sát của các cơ quan chức năng đối với quá trình thực hiện dự án phát triển nhà ở chưa được coi trọng thực hiện. Ngoài ra, tại một số quận, huyện vẫn tổ chức tiếp nhận hồ sơ cấp GCN tại bộ phận “một cửa” mà chưa chuyển về văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện theo quy định tại Nghị định 88/2009/NĐ - CP và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Bộ TNMT cũng chỉ rõ, việc UBND TP.Hà Nội ban hành công văn số 8732/UBND - TNMT chỉ đạo dừng cấp GCN cho CĐT xây chung cư khi được giao đất và chỉ cấp GCN cho người mua căn hộ sau khi hoàn thành xây dựng là không đúng với quy định tại các điều 106, 122 của Luật Đất đai, ảnh hưởng đến quyền lợi của CĐT.

Trước những tồn tại trong việc cấp GCN, Bộ TNMT kiến nghị Chính phủ chỉ đạo UBND TP.Hà Nội thực hiện thanh - kiểm tra đối với những dự án có dấu hiệu vi phạm pháp luật để làm rõ và xử lý, giải quyết dứt điểm những vướng mắc, tồn tại, vi phạm pháp luật nhằm cấp xong GCN trong quý II/2012 đối với những dự án mà bộ đã kiểm tra. Đồng thời, thanh - kiểm tra, xử lý tồn tại để thực hiện cấp GCN đối với các dự án phát triển nhà ở còn lại theo Chỉ thị 1474/CT - TTg.

Đối với các dự án đang có vướng mắc trong việc cấp GCN cho người mua nhà ở do CĐT gây ra thì phải thực hiện các biện pháp kiên quyết buộc chủ đầu tư phải khắc phục ngay sai phạm. Đồng thời, đình chỉ không cho cấp phép CĐT và không giao đất, cho thuê đất mới ở địa phương đối với các CĐT có vi phạm cho đến khi chủ dự án khắc phục xong sai phạm để cấp GCN cho người mua nhà ở. Bên cạnh đó, Bộ TNMT cũng kiến nghị TP.Hà Nội bãi bỏ hoặc sửa đổi các nội dung của công văn 8732 nêu trên cho phù hợp quy định của pháp luật đất đai hiện hành... 

9 dự án được Bộ Tài nguyên và Môi trường kiểm tra
Dự án nhà chung cư, tái định cư và trung tâm thương mại do Cty TNHH Hoà Bình làm CĐT, tại số 14, ngõ 376 đường Bưởi, phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình; dự án chung cư kết hợp văn phòng dịch vụ, do Cty CP xây dựng số 5 làm CĐT, tại 101 Láng Hạ, phường Láng Hạ, quận Đống Đa; dự án KĐT Nam Thăng Long do Cty TNHH phát triển đô thị Nam Thăng Long làm CĐT, tại quận Tây Hồ và huyện Từ Liêm; dự án nhà chung cư Licogi 13 do Cty CP Licogi 13 làm CĐT, tại phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân; dự án khu nhà ở Đại Mỗ, do Tổng Cty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng làm CĐT, tại Đại Mỗ, huyện Từ Liêm; dự án khu nhà ở Hoa Lư, do Cty CP đầu tư phát triển nhà (HUD2) làm CĐT, tại số 10, Hoa Lư, quận Hai Bà Trưng; dự án nhà ở The Manor, do Tập đoàn Bitexco làm CĐT, tại huyện Từ Liêm; dự án xây dựng nhà liền kề để bán do Cty tư vấn đầu tư xây dựng và phát triển đô thị Hà Nội làm CĐT, tại xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm; dự án toà nhà 198 Nguyễn Tuân, do Cty CP lắp máy, điện nước làm CĐT, tại đường Nguyễn Tuân, quận Thanh Xuân.
 

Theo Laodong.com


VIDEO