RSS
Khái niệm RSS
RSS ( viết tắt từ Really Simple Syndication ) là một tiêu chuẩn định dạng tài liệu dựa trên XML nhằm giúp người sử dụng dễ dàng cập nhật và tra cứu thông tin một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất bằng cách tóm lược thông tin vào trong một đoạn dữ liệu ngắn gọn, hợp chuẩn.
Dữ liệu này được các chương trình đọc tin chuyên biệt ( gọi là News reader) phân tích và hiển thị trên máy tính của người sử dụng. Trên trình đọc tin này, người sử dụng có thể thấy những tin chính mới nhất, tiêu đề, tóm tắt và cả đường link để xem toàn bộ tin.
Các kênh RSS
-
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình làm việc với Đắk Lắk
-
Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ làm việc tại tỉnh Nam Định
-
Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ làm việc tại Thái Bình
-
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình làm việc với TP Hà Nội về các vụ khiếu nại, tố cáo kéo dài
-
Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ làm việc với hai tỉnh Cần Thơ và Cà Mau
-
Thanh tra Chính phủ họp giao ban cấp vụ tháng 5
-
Cục X công bố quyết định của Tổng Thanh tra Chính phủ về công tác cán bộ
-
Cục XI công bố các quyết định của Tổng Thanh tra Chính phủ về công tác cán bộ
-
Cục VII trao các quyết định của Tổng Thanh tra Chính phủ về công tác cán bộ
-
Hội thảo lấy ý kiến hoàn thiện Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Thanh tra
-
Hội thảo hoàn thiện Luật Thanh tra (sửa đổi)
-
Hội thảo trách nhiệm của doanh nghiệp về liêm chính trong kinh doanh
-
Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong tiếp đoàn đại biểu Cơ quan phòng, chống tham nhũng Kazakhstan
-
Thanh tra Chính phủ tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Kazakhstan tại Việt Nam
-
Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 05 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng
Đẩy mạnh và nâng cao ứng dụng công nghệ số trong hoạt động thanh tra
05-12-2024
Ngày 4/12, Hội đồng khoa học Thanh tra Chính phủ đã tổ chức hội nghị nghiệm thu đề tài khoa học cấp bộ “Ứng dụng công nghệ số trong hoạt động thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng” do TS. Nguyễn Huy Hoàng, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra làm chủ nhiệm.
Trình bày kết quả nghiên cứu, TS. Nguyễn Huy Hoàng cho biết, thời gian vừa qua, nhiều cơ quan ở trung ương và một số địa phương đã chủ động, tích cực triển khai việc ứng dụng công nghệ số trong quản lý nhà nước. Trong lĩnh vực hoạt động thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo (KNTC) và phòng, chống tham nhũng (PCTN) cũng đã bước đầu ghi nhận những kết quả tích cực từ việc ứng dụng công nghệ số.
Nhận thức được vai trò của công nghệ số, Thanh tra Chính phủ (TTCP), với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước cao nhất thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết KNTC và PCTN trong phạm vi cả nước, thời gian qua đã có nhiều bước đi cụ thể, đáng ghi nhận trong ứng dụng công nghệ số vào hoạt động của cơ quan và ngành Thanh tra.
Đó là, việc đã triển khai và đưa vào sử dụng trong toàn quốc hệ thống cơ sở dữ liệu về báo cáo công tác thanh tra, giải quyết KNTC và PCTN theo quy định của Thông tư số 02/2021/TT-TTCP về chế độ báo cáo công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết KNTC và PCTN; đầu tư và triển khai thực hiện các dự án “Xây dựng nền tảng chia sẻ, tích hợp dùng chung” và “Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập”.
Trước đó, TTCP cũng đã xây dựng và vận hành các phần mềm như phần mềm quản lý hồ sơ lưu trữ đoàn thanh tra; phần mềm đặt lịch và trả lịch hẹn tiếp công dân; hệ thống cơ sở dữ liệu Quốc gia về KNTC…
Bên cạnh đó, nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng công nghệ số, tháng 4/2022 TTCP đã ban hành Chương trình chuyển đổi số của TTCP đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Bên cạnh đặt ra những mục tiêu cụ thể, TTCP còn đề ra kỳ vọng ở mức độ cao khi ứng dụng công nghệ số như sử dụng các công cụ phân tích thông minh để giúp lãnh đạo kịp thời đưa ra các quyết sách trong công tác quản lý nhà nước về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết KNTC và PCTN.
Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ số vào hoạt động thanh tra, tiếp công dân, giải quyết KNTC và PCTN vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế cần phải tiếp tục nghiên cứu nhằm tìm ra các giải pháp đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả.
Chủ nhiệm đề tài cho biết, kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp những cơ sở lý luận, pháp lý cũng như thực tiễn cho việc đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ số trong hoạt động thanh tra, tiếp công dân, giải quyết KNTC và PCTN thời gian tới.
Theo chủ nhiệm đề tài, lộ trình ứng dụng công nghệ số vào hoạt động thanh tra, tiếp công dân, giải quyết KNTC và PCTN, có thể chia thành 2 giai đoạn: giai đoạn 1, từ nay đến hết năm 2025; giai đoạn 2: từ 2025 đến hết năm 2030. Trong giai đoạn từ nay đến hết năm 2025, rà soát, đánh giá các phần mềm của TTCP, các bộ, ngành địa phương trong cả 3 lĩnh vực thanh tra, tiếp công dân, giải quyết KNTC và PCTN, trên cơ sở đó nâng cấp, hoàn thiện, tích hợp các tính năng của các phần mềm này đảm thực hiện thông suốt từ Trung ương đến địa phương.