Truy cập nội dung luôn

THANH TRA CHÍNH PHỦ

The Government Inspectorate of Vietnam

RSS

Khái niệm RSS

RSS ( viết tắt từ Really Simple Syndication ) là một tiêu chuẩn định dạng tài liệu dựa trên XML nhằm giúp người sử dụng dễ dàng cập nhật và tra cứu thông tin một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất bằng cách tóm lược thông tin vào trong một đoạn dữ liệu ngắn gọn, hợp chuẩn.

Dữ liệu này được các chương trình đọc tin chuyên biệt ( gọi là News reader) phân tích và hiển thị trên máy tính của người sử dụng. Trên trình đọc tin này, người sử dụng có thể thấy những tin chính mới nhất, tiêu đề, tóm tắt và cả đường link để xem toàn bộ tin.

Các kênh RSS

Tọa đàm khoa học: Bảo vệ việc làm của người tố cáo – Quy định pháp luật và thực tiễn

15-09-2022

Ngày 15/9, Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra, Thanh tra Chính phủ tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề “Bảo vệ việc làm của người tố cáo - Quy định pháp luật và thực tiễn”. Tọa đàm do ông Nguyễn Quốc Văn, Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra chủ trì.

Báo cáo đề dẫn nội dung tại buổi tọa đàm nêu rõ, tố cáo là quyền cơ bản của con người được Hiến pháp ghi nhận và được quy định cụ thể trong Luật Tố cáo và các văn bản hướng dẫn thi hành. Bản chất của việc tố cáo là lên án các hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức cá nhân mà hành vi đó gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, qua đó, người tố cáo muốn đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có biện pháp xử lý hành vi vi phạm pháp luật của người bị tố cáo. Cũng vì thế, người tố cáo có nguy cơ bị đe dọa, trả thù bởi người bị tố cáo là rất cao, do đó, việc bảo vệ người tố cáo là cần thiết.

Trong đó, vấn đề đặt ra là việc bảo vệ việc làm cho người tố cáo là cán bộ, công chức và người làm việc theo hợp đồng lao động như thế nào? Bởi lẽ, đây là nhóm người yếu thế, dễ bị tổn thương, họ làm việc với người sử dụng lao động dựa trên sự thỏa thuận về tiền lương, tiền công, điều kiện làm việc và công việc cụ thể, họ dễ đứng trước nguy cơ mất việc làm hoặc không được tạo điều kiện thuận lợi trong công việc, trong việc nâng cao trình độ chuyên môn và phát triển bản thân nếu đứng ra tố cáo.

Tại tọa đàm, các đại biểu cho rằng, quy định pháp luật về bảo vệ việc làm của người tố cáo làm việc theo hợp đồng lao động còn những vướng mắc trong cả quy định pháp luật và thực tiễn thực hiện. Về mặt pháp lý, việc bảo vệ việc làm của người tố cáo là lao động hợp đồng còn có những bất cập về căn cứ bảo vệ, trình tự thủ tục bảo vệ, nội dung, biện pháp bảo vệ, thẩm quyền bảo vệ, cơ chế phối hợp trong việc bảo vệ.

Về mặt thực tiễn, việc người lao động làm việc theo hợp đồng lao động đứng ra tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân xảy ra ở nhiều nơi, nhiều lĩnh vực, mặc dù đã có quy định về bảo vệ việc làm cho nhóm người tố cáo làm việc theo hợp đồng lao động, nhưng việc người tố cáo bị mất việc làm, giảm thu nhập... vẫn diễn ra khá phổ biến mà việc bảo vệ việc làm của họ lại chưa được quan tâm đúng mức.

Bên cạnh đó, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức cá nhân trong vấn đề bảo vệ việc làm chưa được bảo đảm thực hiện, nhiều người lao động đứng ra tố cáo và bị trù dập, ảnh hưởng đến việc làm nhưng chỉ được bảo vệ khi có sự vào cuộc của báo chí; tổ chức đại diện người lao động, công đoàn là tổ chức đại diện quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động cũng chưa phát huy được vai trò trong bảo vệ người tố cáo là lao động hợp đồng; cơ chế phối hợp giữa các cơ quan trong việc bảo vệ người tố cáo nói chung và người tố cáo là lao động hợp đồng nói riêng chưa cụ thể; vấn đề hình thức hợp đồng lao động thoả thuận bằng lời nói khó có căn cứ để bảo vệ việc làm của người lao động khi đứng ra tố cáo... Do đó, việc bảo vệ người tố cáo là lao động hợp đồng là vấn đề cần thiết trong thực tiễn hiện nay.


VIDEO