Truy cập nội dung luôn

THANH TRA CHÍNH PHỦ

The Government Inspectorate of Vietnam

RSS

Khái niệm RSS

RSS ( viết tắt từ Really Simple Syndication ) là một tiêu chuẩn định dạng tài liệu dựa trên XML nhằm giúp người sử dụng dễ dàng cập nhật và tra cứu thông tin một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất bằng cách tóm lược thông tin vào trong một đoạn dữ liệu ngắn gọn, hợp chuẩn.

Dữ liệu này được các chương trình đọc tin chuyên biệt ( gọi là News reader) phân tích và hiển thị trên máy tính của người sử dụng. Trên trình đọc tin này, người sử dụng có thể thấy những tin chính mới nhất, tiêu đề, tóm tắt và cả đường link để xem toàn bộ tin.

Các kênh RSS

Thẩm tra sơ bộ báo cáo của Chính phủ về công tác giải quyết KNTC năm 2017

2017-09-06 00:00:00.0

Chiều 5/9, tại Hà Nội, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội (UBPLQH) họp thẩm tra sơ bộ báo cáo của Chính phủ về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo (KNTC) năm 2017. Ông Nguyễn Khắc Định, Chủ nhiệm UBPLQH và ông Phạm Trí Thức, Phó Chủ nhiệm UBPLQH đồng tham dự và chủ trì buổi họp.

Trình bày Báo cáo công tác giải quyết KNTC năm 2017, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh đã cho biết một số vấn đề liên quan tới kết quả công tác tiếp công dân, giải quyết KNTC và một số nhiệm vụ liên quan; tình hình KNTC; phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp năm 2018 và đưa ra một số kiến nghị trình Quốc hội...

Theo đó, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh nhấn mạnh Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn chú trọng, quan tâm, chỉ đạo Thanh tra Chính phủ và các bộ, ngành địa phương theo chức năng, nhiệm vụ của mình phải thường xuyên theo dõi, đánh giá, rà soát, chấn chỉnh để hệ thống văn bản pháp luật về tiếp công dân, giải quyết KNTC ngày càng hoàn thiện. Thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, Chính phủ giao Thanh tra Chính phủ phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai tổng kết 4 năm thực hiện Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo; tổng kết Luật Tiếp công dân; xây dựng Luật Tố cáo (sửa đổi). Trước mắt, nhằm khắc phục những bất cập của hệ thống luật pháp về khiếu nại, Chính phủ chỉ đạo xây dựng nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 75/2012/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật khiếu nại. Một số bộ, ngành, địa phương theo chức năng quản lý nhà nước được phân công xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về công tác tiếp công dân, giải quyết KNTC và có liên quan đến công tác tiếp công dân, giải quyết KNTC.

Trong năm 2017, các cơ quan hành chính nhà nước đã tiếp 342.630 lượt công dân đến KNTC, kiến nghị, phản ánh (giảm 11% so với năm 2016), với 219.355 vụ việc, có 4.763 đoàn đông người (tăng 13,5%), trong đó Thanh tra Chính phủ đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện tốt công tác tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân Trung ương ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, đã tiếp 16.123 lượt công dân với 5.115 vụ việc, có 436 đoàn đông người; so với năm 2016 giảm 38,9% số lượt người, 29,2% số vụ việc, 41% đoàn đông người. Tổng Thanh tra Chính phủ và Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đã thực hiện tiếp công dân theo quy định tại Trụ sở và trực tiếp tại địa phương đối với 05 vụ việc phức tạp, đông người. Các địa phương có nhiều lượt đoàn KNTC đông người lên Trung ương gồm: Hà Nội; TP. Hồ Chí Minh; Bắc Giang; Hưng Yên...
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh khẳng định, nguyên nhân chủ yếu của tình hình KNTC hiện nay là do một số cơ chế, chính sách pháp luật chưa được hoàn thiện, hoặc thiếu đồng bộ, việc ban hành văn bản hướng dẫn thi hành chậm, còn nhiều quy định chưa phù họp với thực tiễn nhưng chậm được bổ sung, sửa đổi; Công tác chỉ đạo, điều hành và quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực ở một số địa phương còn nhiều tồn tại, yếu kém, nhất là trong công tác quản lý, sử dụng đất đai. Đáng chú ý, có những vụ việc xuất phát từ trình độ, năng lực, ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức còn hạn chế, thậm chí có hành vi vi phạm pháp luật, vụ lợi cá nhân, thiêu khách quan, công tâm trong thực thi công vụ làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức.
Bên cạnh đó, công tác tiếp công dân, giải quyết KNTC còn những hạn chế nhất định, thủ trưởng cơ quan hành chính ở một số nơi chưa thực hiện hết trách nhiệm theo quy định của pháp luật; có việc thời gian giải quyết kéo dài, việc thẩm tra, xác minh sơ sài, thu thập chứng cứ không đầy đủ, kết luận thiếu chính xác, phương án giải quyết thiếu thuyết phục; chưa thực hiện đúng quy trình giải quyết KNTC, không tổ chức đối thoại.
Đặc biệt, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tiếp công dân, giải quyết KNTC hiệu quả còn thấp. Nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận người khiếu nại còn hạn chế nên tỉ lệ KNTC sai còn khá nhiều. Có những vụ việc đã được giải quyết, đúng chính sách, pháp lý, có lý, có tình, đã kiểm tra, rà soát, trả lời, có văn bản chấm dứt thụ lý giải quyết khiếu nại, nhưng công dân vẫn tiếp tục khiếu nại kéo dài, thậm chí có những phản ứng tiêu cực, gây rối trật tự hoặc bị kẻ xấu lôi kéo, kích động tham gia khiếu kiện đông người, tiếp tay cho các đối tượng cơ hội chính trị, các thế lực thù địch chống phá nhà nước.
 

Thẩm tra bước đầu Báo cáo của Chính phủ, ông Phạm Trí Thức, Phó Chủ nhiệm UBPLQH nhận định Báo cáo đã phản ánh khá toàn diện về tình hình KNTC; phân tích, đánh giá được những nguyên nhân cơ bản phát sinh KNTC; Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã nỗ lực, cố gắng trong công tác này; những chuyển biến tích cực cũng như những hạn chế, tồn tại trong công tác tiếp công dân, giải quyết KNTC trong năm qua; đồng thời, đề ra một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác này trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, ông Phạm Trí Thức cho rằng Báo cáo của Chính phủ cần tập trung phân tích, đánh giá sâu sắc hơn nữa về nguyên nhân số lượng KNTC thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan hành chính nhà nước giảm nhiều so với năm trước (giảm 25,6% số vụ việc) nhưng số lượng đoàn đông người tăng mạnh (tăng 13,5%); bổ sung việc thực hiện quyết định giải quyết KNTC; Báo cáo còn chưa tổng hợp được kết quả công tác tiếp công dân của TANDTC, VKSNDTC, Kiểm toán nhà nước để trình Quốc hội theo quy định của Luật Tiếp công dân; cần bổ sung số liệu và phân tích về số vụ việc đã được giải quyết nhưng còn tiếp tục KNTC hoặc khởi kiện; kết quả xử lý trách nhiệm người đứng đầu; cung cấp phụ lục về công tác tiếp công dân, tiếp nhận, giải quyết đơn thư KNTC của các bộ, ngành, địa phương để các đại biểu theo dõi, đánh giá./.
PV

VIDEO