Truy cập nội dung luôn

THANH TRA CHÍNH PHỦ

The Government Inspectorate of Vietnam

RSS

Khái niệm RSS

RSS ( viết tắt từ Really Simple Syndication ) là một tiêu chuẩn định dạng tài liệu dựa trên XML nhằm giúp người sử dụng dễ dàng cập nhật và tra cứu thông tin một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất bằng cách tóm lược thông tin vào trong một đoạn dữ liệu ngắn gọn, hợp chuẩn.

Dữ liệu này được các chương trình đọc tin chuyên biệt ( gọi là News reader) phân tích và hiển thị trên máy tính của người sử dụng. Trên trình đọc tin này, người sử dụng có thể thấy những tin chính mới nhất, tiêu đề, tóm tắt và cả đường link để xem toàn bộ tin.

Các kênh RSS

Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Tố Cáo (sửa đổi)

2018-05-25 00:00:00.0

Sáng ngày 24/5, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu điều hành phiên thảo luận tại hội trường về Dự án Luật Tố cáo (sửa đổi). Đa số ý kiến đại biểu (ĐB) đề nghị, nên giữ hình thức tố cáo như quy định hiện hành, vừa tránh tạo “kẽ hở” để tố cáo tràn lan, vu cáo, vu khống, vừa không gây quá tải cho các cơ quan Nhà nước trong quá trình giải quyết…

Tiếp thu chỉnh lý dự luật, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định cho hay, về hình thức tố cáo vẫn nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng, cần bổ sung hình thức tố cáo qua bản fax, thư điện tử, điện thoại. Ý kiến khác lại đề nghị giữ như luật hiện hành là tố cáo bằng đơn và tố cáo trực tiếp.
“Kết quả phiếu lấy ý kiến cho thấy cả 2 loại ý kiến trên đều chưa được quá 50% tổng số ĐBQH đồng ý”, ông Định đề nghị, các vị ĐBQH tiếp tục thảo luận, góp thêm ý kiến.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định
Qua các ý kiến thảo luận, đa số các ĐBQH thống nhất nên giữ hình thức tố cáo như quy định hiện hành vì việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hiện nay đã quá tải, nhiều đơn giải quyết bị kéo dài. Nếu mở rộng hình thức tố cáo bằng fax, thư điện tử, điện thoại có thể sẽ gây nên tình trạng tố cáo tràn lan, gây quá tải đối với cơ quan giải quyết tố cáo. Để đảm bảo tính khả thi, đề nghị hình thức tố cáo nên giữ nguyên như quy định hiện hành.Việc mở rộng hình thức tố cáo có thể tạo ra “kẽ hở” để một số người xấu lợi dụng quyền này để vu cáo, vu khống, xúc phạm danh dự của người khác. Phân tích cụ thể,  theo ĐB Mão, thực tế, thời gian qua, trong tổng số vụ tố cáo đã được giải quyết, chưa đến 18% là tố cáo đúng. Nếu mở rộng sẽ dẫn đến tình trạng lợi dụng dân chủ để tố cáo tràn lan, gây khó khăn, quá tải cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Chưa kể, có nguy cơ vượt qua kiểm soát của Nhà nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự an toàn xã hội, hoạt động bình thường của bộ máy nhà nước.
Một vấn đề khác được các ĐB đặc biệt quan tâm là bảo vệ người tố cáo. Theo dự thảo, người được bảo vệ bao gồm người tố cáo; vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người tố cáo
Về nội dung bảo vệ, thông tin cá nhân của người tố cáo được bảo vệ bí mật, trừ trường hợp người tố cáo tự tiết lộ. Bên cạnh đó, những người này sẽ được áp dụng biện pháp bảo vệ cần thiết “khi có căn cứ” về việc vị trí công tác, việc làm, tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của những đối tượng nêu trên đang bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại ngay tức khắc; hay họ bị trù dập, phân biệt đối xử tại nơi công tác/nơi làm việc do việc tố cáo...
Một số ý kiến đề nghị mở rộng hơn đối tượng bảo vệ nhằm khuyến khích người dân thực hiện quyền tố cáo như:: người cung cấp thông tin, người nắm giữ các tài liệu quan trọng làm chứng cứ cho nội dung tố cáo, người trực tiếp xác minh và người giải quyết tố cáo. Thực tế, những vụ việc có tính chất nghiêm trọng, người giải quyết tố cáo, người trực tiếp xác minh, người làm chứng... đã bị khủng bố, đe dọa tinh thần, ảnh hưởng đến an toàn về tính mạng, tài sản của bản thân và gia đình họ trong khi họ đang thực hiện trách nhiệm chung với xã hội.
                                                                                                                                                                                                                                                                                              PV

VIDEO