Truy cập nội dung luôn

THANH TRA CHÍNH PHỦ

The Government Inspectorate of Vietnam

RSS

Khái niệm RSS

RSS ( viết tắt từ Really Simple Syndication ) là một tiêu chuẩn định dạng tài liệu dựa trên XML nhằm giúp người sử dụng dễ dàng cập nhật và tra cứu thông tin một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất bằng cách tóm lược thông tin vào trong một đoạn dữ liệu ngắn gọn, hợp chuẩn.

Dữ liệu này được các chương trình đọc tin chuyên biệt ( gọi là News reader) phân tích và hiển thị trên máy tính của người sử dụng. Trên trình đọc tin này, người sử dụng có thể thấy những tin chính mới nhất, tiêu đề, tóm tắt và cả đường link để xem toàn bộ tin.

Các kênh RSS

Cần có sự ưu tiên trong việc tổ chức tuyên truyền pháp luật về khiếu nại, tố cáo tới vùng sâu, vùng xa

2012-11-12 00:00:00.0

Là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh tại buổi làm việc với Ban soạn thảo và Tổ biên tập đề án “Tiếp tục tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở xã, phường, thị trấn giai đoạn 2012- 2016 (Đề án 212). Tham dự có đại diện Bộ Tư pháp, Bộ Thông tin truyền thông, Đài THVN, Đài TNVN, Ủy ban TƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng các thành viên trong Tổ biên tập và Ban soạn thảo.

Trình bày dự thảo Đề án, ông Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (TTCP) cho biết, để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và thực tiễn công tác giải quyết KN,TC thời gian qua, Nhà nước đã ban hành các văn bản pháp luật về KN,TC thay thế Luật KN,TC năm 1998 và các Luật sửa đổi, bổ sung Luật KN,TC năm 2004- 2005 như Luật Khiếu nại năm 2011, Luật Tố cáo năm 2011 và các Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Khiếu nại và Luật Tố cáo. Để triển khai thực hiện, ngành Thanh tra đã tổ chức tập huấn, tuyên truyền pháp luật về KN,TC cho các cán bộ, nhân dân bằng nhiều hình thức khác nhau. Song, việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về KN,TC vẫn còn nhiều hạn chế, chưa tiến hành được sâu rộng tới cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn nhất là vùng sâu, xa. Do vậy, việc xây dựng Đề án 212 là rất cần thiết và quan trọng.

Với 06 tiêu mục được xây dựng đó là: Sự cần thiết xây dựng Đề án; Quan điểm, mục tiêu, phạm vi của Đề án; Nội dung Đề án; Giải pháp thực hiện; Tổ chức thực hiện; Đối tượng thụ hưởng và hiệu quả kinh tế - xã hội của Đề án.

Trong đó, nội dung của đề án đề cấp tới việc tuyên truyền pháp luật về tiếp công dân, giải quyết KN,TC được thực hiện thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như tuyên truyền trên báo, tạp chí; xây dựng các chuyên trang, chuyên mục của các báo, tạp chí và phối hợp với các cơ quan chuyên môn thực hiện phỏng vấn, tọa đàm về pháp luật, việc thực hiện pháp luật, kinh nghiệm trong công tác giải quyết KN,TC; Tổ chức biên soạn, xuất bản các tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giải quyết KN,TC; Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ, công chức, người làm công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giải quyết KN,TC; Tổ chức tuyên truyền, phổ biến trực tiếp các quy định pháp luật về KN,TC cho nhân dân thuộc xã, phường, thị trấn.

Giải pháp thực hiện Đề án đó là: Cơ quan TTCP chủ trì phối hợp với các Bộ: Tư pháp, Thông tin Truyền thông, Đài THVN, Đài TNVN, Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, TW Hội Nông dân Viêt Nam xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện các nội dung của đề án. Đề án được thực hiện từ năm 2013 và kết thúc năm 2016.

Đóng góp ý kiến tại buổi làm việc, các đại biểu đã tập trung thảo luận về 4 vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau như nội dung, hình thức tuyên truyền; phân công trách nhiệm cho các bộ, ngành có liên quan; tiến độ thực hiện cũng như kinh phí tổ chức thực hiện Đề án.

Đa số các ý kiến cơ bản thống nhất với sự cần thiết của việc xây dựng cũng như thời gian thực hiện đề án. Đối với nội dung đề án, các ý kiến cho rằng cần bổ sung thêm đối tượng thực hiện công tác tuyên truyền và hình thức tuyên truyền. Đồng thời, cần cụ thể hơn những việc phải làm cho từng năm từ 2013 đến 2016.

Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Văn Thanh đánh giá cao các ý kiến góp ý của các đại biểu. Đồng chí Phó tổng Thanh tra cũng đồng tình với tên đề án là “Tiếp tục tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về KN,TC ở xã, phường, thị trấn giai đoạn 2012- 2016”. Bên cạnh đó, Phó Tổng Thanh tra cũng đề nghị Ban soạn thảo đề án tiếp thu ý kiến của các đại biểu tham dự để bổ sung và bản dự thảo đề án, đồng thời chỉnh sửa câu chữ cho phù hợp, dễ hiểu. Đối với nội dung tổ chức tuyên truyền, Phó Tổng Thanh tra đề nghị Ban soạn thảo, Tổ biên tập ưu tiên tổ chức tuyên truyền pháp luật về KN,TC tới vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người, đi lại khó khăn; các đối tượng chính sách xã hội, nhóm được hưởng trợ giúp pháp lý. Đối với vấn đề tổ chức tuyên truyền, đồng chí yêu cầu tất cả các báo, đài chịu sự quản lý của Nhà nước cùng tham gia, không chỉ riêng cáo báo, đài mà Dự thảo đề cập. Ban soạn thảo và Tổ biên tập cần chú ý trong việc triển khai các công việc để đáp ứng yêu cầu về mặt thời gian của Đề án./.
 
Thanh Loan

VIDEO