Hội nghị lấy ý kiến về Dự án Luật Tố cáo (sửa đổi)
Chiều ngày 26/9, tại TP Nha Trang, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội
phối hợp với Thanh tra Chính phủ và Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh
Khánh Hòa tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến
góp ý về Dự án Luật Tố cáo (sửa đổi). Đồng chủ trì hội nghị có các đồng chí: Phan Văn Sáu, Ủy viên
Trung ương Đảng, Tổng Thanh tra Chính phủ; Nguyễn Khắc Định, Ủy viên
Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật; Lê Xuân Thân, Ủy viên Ban
Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Khánh Hòa.
Tại buổi tiếp xúc, các đại biểu đã nhất trí với nhiều nội dung của Dự
thảo Luật. Bên cạnh đó, các đại biểu trao đổi, thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến
vào Dự thảo Luật, tập trung một số vấn đề, như: Đề nghị bổ sung mở rộng
thêm các hình thức tố cáo qua điện thoại, fax, mạng thông tin để tạo điều kiện
thuận lợi cho cá nhân thực hiện quyền tố cáo, cung cấp thông tin; chế tài đối
với các cán bộ không làm hết trách nhiệm trong giải quyết tố cáo;
thống nhất biểu mẫu giải quyết tố cáo; cơ chế bảo vệ người tố
cáo; xác định rõ trách nhiệm của người tố cáo,
tránh tình trạng lợi dụng các hình thức để tố cáo tràn lan, có ý đồ tố cáo sai
sự thật, ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của người bị tố cáo…
%20TXCT%20về%20luật%20tố%20tụng%20(26-9).JPG)
Dự thảo Luật Tố cáo (sửa đổi) có 9 chương 72 điều quy định rõ về
phạm vi điều chỉnh của Luật; nguyên tắc giải quyết tố cáo; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền trong việc tiếp nhận, giải quyết tố cáo; chấp hành quyết định xử lý hành
vi vi phạm bị tố cáo và cả những hành vi bị nghiêm cấm...
Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Phan Văn Sáu đã ghi nhận, tiếp
thu toàn bộ ý kiến đóng góp của các đại biểu, Ban soạn thảo sẽ tổng hợp để
báo cáo Chính phủ trước khi trình Quốc hội xem xét, thông qua.
PV